Mục Lục
Trong phần 1 chúng ta đã cùng xem xét khái niệm về sai lầm tài chính, lướt qua những vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính cá nhân. Trong phần 2 này chúng ta sẽ cùng đến với danh sách 10 sai lầm tài chính phổ biến các giải pháp phòng tránh.
1 – Làm cách nào để ngừng tiêu nhiều tiền?
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là chi tiêu nhiều hơn dự định cho những thứ không cần thiết. Thông thường, bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn mức bạn nghĩ. Cà phê hảo hạng hàng ngày, những thứ nhỏ nhặt bạn mua ở vinmart… – tất cả đều cộng lại không phải con số nhỏ, chính là tiền đã bay ra khỏi túi bạn. Bạn có thể chi tiêu một số tiền khó khăn mới kiếm được cho những thứ xa xỉ hoặc những thứ bạn muốn nhưng hãy đảm bảo bạn có đủ khả năng chi trả, và bạn biết mình đang chi tiêu bao nhiêu tiền!
Ví dụ: nếu bạn dừng lại ở Starbucks mỗi ngày trên đường đi làm và thưởng thức một ly cà phê lớn và một chiếc bánh nướng xốp, đồng thời bạn làm việc toàn thời gian, điều đó khiến bạn tiêu tốn khoảng 840 đô-la một năm. Mỗi tuần bạn tiêu 20$ không cần thiết tại cửa hàng tiện lợi sẽ lấy đi của bạn 1.000$ một năm. Những điều nhỏ nhặt sẽ trở nên không nhỏ chút nào.

Vậy làm thế nào để tránh tiêu quá nhiều tiền?
- Hạn chế chi tiêu không cần thiết hoặc chi tiêu tùy hứng. Nếu bạn có ngân sách, hãy tạo một danh mục cho những thứ cần mua và bám sát nó. Bạn cũng có thể:
- Cắt giảm tần suất mua hàng không cần thiết (trong ví dụ của chúng tôi ở trên, có thể mua cà phê và bánh nướng xốp hai lần một tuần thay vì mỗi ngày).
- Sử dụng phiếu giảm giá, ưu đãi và khuyến mãi để trả ít hơn.
- Giá rẻ! – mua hàng giá rẻ, hãy mặc cả, đừng trả full giá tag cho mọi mặt hàng bạn mua.
- Cân nhắc nhu cầu của bạn đối với một số mặt hàng xa xỉ ngay bây giờ so với sự an toàn của việc có một số tiền tiết kiệm hoặc tiền dành cho tương lai.
- Tìm các lựa chọn thay thế rẻ hơn cho các chi phí không thiết yếu hiện có của bạn.
Ưu tiên sự ổn định lâu dài và tiết kiệm hơn là hưởng thụ ngắn hạn!
2 – Tôi có thể chi trả bao nhiêu cho căn nhà?
Cho dù bạn mua hoặc thuê nhà, căn hộ, chung cư của mình, có nhiều khả năng bạn đang chi tiêu hàng tháng nhiều hơn mức bạn nên tiêu. Theo truyền thống, các chuyên gia và cố vấn khuyên bạn nên chi khoảng 1/3 thu nhập của mình cho nhà ở. Đó được coi là một phương pháp tốc ký phù hợp để tính xem bạn có thể mua được căn nhà giá bao nhiêu tiền. Nhưng điều đó không tính đến nhiều chi phí hoặc đủ chi tiết, và có thể là quá cao đối với nhiều người trong thời đại bây giờ.

Diện tích rộng, mặt sàn đẹp tất nhiên là rất tốt rồi! Nhưng trả thêm 100 đô-la một tháng cho khoản thế chấp hoặc tiền thuê nhà để có không gian, và sau đó có một căn phòng mà 95% thời gian không được sử dụng, thì thật vô nghĩa. Và, căn nhà càng lớn, các chi phí khác cũng gia tăng theo – tiện ích, thuế, bảo hiểm, v.v. Tất cả điều đó có thể làm cho người mua hối hận, đặc biệt là khi tiền bạc của bạn eo hẹp hoặc thị trường trở nên “khó nhằn”.
Trong những thời điểm thuận lợi và khi tình hình thu nhập của bạn ổn định, việc có thêm không gian có vẻ là một ý tưởng không tồi. Nhưng khi đến thời điểm kết thúc, bạn có thể hối tiếc về những chi phí bổ sung và ước rằng mình đừng có tham thêm chút không gian rộng rãi.
Làm thế nào để tôi không trả quá nhiều tiền mua nhà?
Bạn nên xem xét cẩn thận nhu cầu của mình và mong muốn của bạn khi mua hoặc thuê bất kỳ loại nhà nào. Đánh giá xem bạn thực sự cần bao nhiêu không gian cho cuộc sống hàng ngày. Số tiền bạn phải chi thường xuyên sẽ lớn hơn so với ước tính, bởi vì trong cuộc sống, điều đó thường xảy ra. Bạn cũng có thể:
- Tham khảo các bản tính toán hoặc bài viết hướng dẫn về cách xác định số tiền bạn có thể mua nhà.
- Nếu nhà bạn quá rộng, hãy cho thuê những không gian không sử dụng đến.
- Tái cấp vốn thế chấp của bạn khi lãi suất thấp.
- Đảm bảo rằng khi bạn định mua hoặc thuê nhà, bạn phải tính đến cách bạn sẽ trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp nếu bạn mất nguồn thu nhập chính trong sáu tháng và nếu bạn không thể, hãy nhắm mục tiêu nhỏ hơn một chút / giá rẻ hơn.
3 – Không có kế hoạch trả nợ
Nợ nần có thể là sợi dây xích kéo quả tạ mà bạn mang theo mình ở khắp mọi nơi, kéo bạn xuống dốc về tài chính và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Nợ nần cũng có thể gây ra rất nhiều căng thẳng cho các mối quan hệ cá nhân và hơn thế nữa. Mặc dù một số khoản nợ thực sự là đòn bẩy cần thiết cho cuộc sống, nhưng hầu hết mọi người đều có số nợ nhiều hơn mức họ muốn. Nợ thẻ tín dụng, thế chấp, vay mua nhà, mua xe, vay cá nhân – chỉ riêng tiền lãi của tất cả những thứ này có thể làm tiêu hao bất kỳ loại tiền “phụ trội” nào mà bạn kiếm được mỗi kỳ trả lương. Đó là số tiền mà bạn có thể gửi tiết kiệm để tránh mắc nợ trong tương lai ngay từ đầu. Khi bạn bị mắc kẹt dưới một núi nợ, hãy cẩn thận vướng vào vòng tuần hoàn không lối thoát.
Vì vậy, đừng mắc nợ chỉ để gây ấn tượng với hàng xóm.

Bạn không thể cải thiện tình hình nợ của mình trừ khi bạn lập kế hoạch giải quyết khoản nợ đó. Chỉ cần trả các khoản thanh toán tối thiểu hàng tháng là cực kỳ tốn kém (hãy xem #5 bên dưới) và sẽ mất hàng năm hoặc hàng chục năm trong hầu hết các trường hợp. Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của bạn thậm chí còn tốn kém hơn. Và bạn cũng không thể bỏ qua khoản nợ của mình, hoặc bạn sẽ bị các công ty thu nợ đeo đuổi, điểm tín dụng bết bát và không có hy vọng cải thiện tài chính của bạn. Do đó, xây dựng ngay một kế hoạch (và bám sát nó) để giải quyết khoản nợ hiện tại của bạn là điều cực kỳ cần thiết.
Làm cách nào để tránh mắc nợ?
Xây dựng một kế hoạch thanh toán nợ, bao gồm việc chỉ trả nhiều hơn mức trần tối thiểu ở bất cứ nơi nào có thể. Biết bạn đang chi bao nhiêu cho việc trả nợ mỗi tháng, và lãi suất trên các tài khoản và khoản vay khác nhau của bạn là bao nhiêu. Sau đó, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh và nghiên cứu những cách tốt nhất để xử lý nợ của mình, chẳng hạn như:
- Giảm chi tiêu, mua sắm của bạn và dành nhiều tiền hơn để trả nợ.
- Trả hết những khoản lãi suất cao nhất trước.
- Đừng tiêu nhiều tiền hơn bằng thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác so với thực tế bạn có.
- Cố gắng trả hết hóa đơn thẻ tín dụng của bạn mỗi tháng.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính để tìm giải pháp tối ưu cho các món nợ của bạn.
- Nghiên cứu và sử dụng các nguồn tài nguyên miễn phí để quản lý nợ từ chính phủ và các cơ quan cứu trợ người tiêu dùng phi lợi nhuận.
4 – Tôi có Cần Tiết kiệm để Nghỉ hưu không?
Đối với nhiều người lao động, đặc biệt là những người ở độ tuổi 20 và 30, nghỉ hưu dường như là một chặng đường dài. Dành tiền để nghỉ hưu thường là một trong những điều cuối cùng trong danh sách ưu tiên của những người thuộc nhóm này. Tuy nhiên, như câu ngạn ngữ, “không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.” Nhóm tuổi này thực sự là khi khoản tiết kiệm hưu trí của bạn có giá trị nhất và khi bạn sẵn sàng tiết kiệm nhất để nghỉ hưu. Sau này, nếu bạn kết hôn, sinh con và sở hữu một ngôi nhà, chi phí sẽ tăng lên nhanh chóng, và bạn có thể không bao giờ xoay sở đủ để nghỉ hưu.
Khi bạn còn trẻ, là quãng thời gian tuyệt vời nhất để tạo ra lợi nhuận tốt nhất trong bất kỳ thị trường hoặc khoản đầu tư nào bạn chọn. 1.000 đô la để dành khi bạn 25 tuổi, với mức lợi nhuận hàng năm khiêm tốn là 5%, sẽ bằng hơn 7.000 đô-la vào thời điểm bạn 65 tuổi. Ngược lại, dành ra cùng một số tiền khi bạn 50 tuổi sẽ chỉ bằng hơn 2.000 đô-la một chút.
Tiết kiệm 50 đô-la mỗi tuần để đưa vào tài khoản hưu trí từ khi bạn 25 đến 65 tuổi sẽ khiến bạn có đến gần 300.000 đô-la ở tuổi 65. Hơn 200.000 đô-la trong số đó sẽ là từ lợi nhuận / lãi suất / cổ tức.
Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền cho hưu trí là gì?
- Bắt đầu tài khoản Tiết kiệm hưu trí ngay bây giờ.
- Thanh toán đầy đủ vào bất kỳ tài khoản trợ cấp hưu trí nào.
- Dành tiền, ngay cả khi bạn phải bỏ một số khoản mua sắm xa xỉ hoặc không cần thiết, đặc biệt là khi bạn còn trẻ.
- Nếu ông chủ của bạn cung cấp trợ cấp hưu trí, chẳng hạn như đóng góp phù hợp để nhận lợi ích hưu trí, hãy đảm bảo đóng góp đủ để tối đa hóa lợi ích – đó là tiền miễn phí, mà miễn phí thì phảy hốt ngay!
5 – Luôn có khoản nợ tín dụng lớn chưa thanh toán
Nợ tín dụng chưa thanh toán là một trong những cách lãng phí tiền bạc lớn nhất và hầu như mọi người sở hữu thẻ tín dụng đều mắc sai lầm đó.

Thẻ tín dụng ngày nay đã khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng như nó như nào mới quan trọng, nếu không cẩn thận bạn sẽ mắc vào vòng luẩn quẩn của việc tiêu trước, nợ nần và không thể thanh toán hết số nợ tín dụng. Bạn chỉ thanh toán nợ tối thiểu, thì số còn lại sẽ bị ngân hàng thu lãi suất rất cao, nó sẽ lớn dần theo thời gian và khiến bạn mắc bẫy chi tiêu.
Cách tránh nợ nần thẻ tín dụng:
- Đừng trả những món bạn không đủ tiền bằng cách dùng thẻ tín dụng (đừng tiêu tiền mà bạn không có).
- Đừng chỉ thanh toán khoản nợ tối thiểu mỗi tháng.
- Hiểu biết các mức lãi suất thẻ của bạn và sử dụng loại thẻ/tài khoản ngân hàng có lãi suất thấp nhất.
- Hãy tận dụng các loại thẻ không lãi suất
- Tìm hiểu cách giảm tối đa nợ thẻ tín dụng và học cách tiết kiệm tiền (sẽ có một bài viết riêng về chủ đề này).
(Còn tiếp)