Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Giá dầu giữ ổn định sau hai ngày giảm liên tiếp

Share

Trong phiên giao dịch ngày 10 tháng 4, giá dầu giữ ổn định sau hai ngày giảm liên tiếp. Sự phục hồi của giá dầu thô đã cản trở kế hoạch của chính quyền Biden nhằm bổ sung thêm nguồn dự trữ dầu khẩn cấp của Mỹ, vốn đã chạm mức thấp nhất trong 40 năm sau đợt giảm giá chưa từng có sau xung đột Nga-Ukraine.

Giá dầu thô Brent kỳ hạn không đổi ở mức 89,42 USD/thùng lúc 7h10 giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 2 cent lên 85,25 USD.

Mới đây các chuyên gia cho biết đề xuất của Israel về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến ở Gaza không đáp ứng được yêu cầu của các phe phái chiến binh Palestine, nhưng họ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

Sự phục hồi của giá dầu thô đã cản trở kế hoạch của chính quyền Biden nhằm bổ sung thêm nguồn dự trữ dầu khẩn cấp của Mỹ, vốn đã chạm mức thấp nhất trong 40 năm sau đợt giảm giá chưa từng có sau xung đột Nga-Ukraine. Đây cũng là một rủi ro chính trị đối với chính quyền Biden khi giá lương thực và năng lượng vẫn ở mức cao. Giá dầu tăng có nguy cơ đẩy xăng bán lẻ, hiện ở gần mức trung bình hàng ngày trên toàn quốc là 3,6 USD/gallon, lên mức 4 USD/gallon – một mức tâm lý quan trọng. Điều đó góp phần làm dấy lên mối lo ngại rằng hàng hóa sẽ đảo ngược tình trạng tăng giá tiêu dùng chậm lại gần đây.

Vikas Dwivedi, chiến lược gia dầu khí toàn cầu của Macquarie Group cho biết, giá dầu thô tăng cuối cùng có thể buộc OPEC+ phải lùi lại một số đợt cắt giảm sản lượng. Và giá dầu trên 90 USD/thùng về cơ bản có thể dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu và cuối cùng là giá thấp hơn. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ xảy ra.

Khả năng giá dầu 100 USD/thùng đang tăng lên khi cú sốc nguồn cung làm rung chuyển thị trường. Căng thẳng quân sự giữa Israel và Iran được cho là nguyên nhân khiến giá dầu tăng lên trên 90 USD/thùng trong tuần qua. Tuy nhiên, nền tảng của đợt phục hồi này còn sâu xa hơn.

Một động thái gần đây của Mexico nhằm cắt giảm xuất khẩu dầu thô đang làm tăng sức ép toàn cầu, khiến các nhà máy lọc dầu ở Mỹ – nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới – tiêu thụ nhiều dầu nội địa hơn. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến hàng hóa của Nga bị mắc kẹt trên biển, trong khi nguồn cung dầu của Venezuela có thể là mục tiêu tiếp theo.

Tất cả các yếu tố đã tác động vào sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng khiến thị trường phải ngạc nhiên. Cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ thúc đẩy giá dầu Brent lên 100 USD/thùng lần đầu tiên sau gần 2 năm. Điều đó làm tăng thêm mối lo ngại về lạm phát của Mỹ và làm phức tạp thêm các cuộc thảo luận cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, Mexico, Mỹ, Qatar và Iraq đã cắt giảm hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Baghdad đã cam kết hạn chế sản lượng để bù đắp cho việc không tuân thủ các cam kết trước đó với OPEC+.

Theo dữ liệu từ công ty tình báo hàng hải Kpler, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) – thành viên OPEC – đã hạn chế xuất khẩu dầu Upper Zakum – loại dầu có độ chua trung bình – với sản lượng xuất khẩu giảm 41% trong tháng 3 so với mức trung bình năm ngoái. Mặc dù việc cắt giảm đã được dự đoán trước và Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi đang cung cấp cho người mua một loại dầu thô khác để thay thế, sự sụt giảm trong xuất khẩu dầu Upper Zakum đang góp phần khiến giá khu vực tăng cao trong bối cảnh cắt giảm sản lượng của OPEC+ trên diện rộng.

Trong khi đó, thị trường dầu thô ở châu Âu bị áp lực cao hơn bởi căng thẳng ở Biển Đỏ, khiến hàng triệu thùng dầu thô phải đi vòng quanh châu Phi, làm trì hoãn một số nguồn cung trong nhiều tuần. Sự gián đoạn đối với đường ống quan trọng ở Biển Bắc, tình trạng bất ổn ở Libya và một đường ống bị hư hỏng ở Nam Sudan cũng góp phần thúc đẩy đà tăng giá, trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đã làm ảnh hưởng các tàu chở dầu của Nga mà trước đây đã vận chuyển dầu của họ cho người mua bao gồm cả Ấn Độ.

Xem thêm

Liên quan