Thứ Bảy, Tháng Năm 18, 2024

Quy tắc 72 – Cách áp dụng quy tắc 72 trong đầu tư hiệu quả

Share

Công thức quy tắc 72 trong đầu tư là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực tài chính nhờ việc xác định rõ mất bao lâu để khoản đầu tư tăng gấp đôi. Vậy quy tắc 72 trong đầu tư là gì? Công thức tính 72 được sử dụng như thế nào? Cùng Tamnhindautu giải đáp chi tiết những thắc mắc trên ngay trong bài viết sau nhé! 

Quy tắc 72 trong đầu tư là gì?

Quy tắc 72 (Rule of 72) là phương pháp giao dịch được sử dụng để xác định về thời gian cần thiết để một khoản đầu tư tăng trưởng gấp đôi dựa trên mức lãi suất cố định hàng năm. 

Quy tắc 72 trong đầu tư được áp dụng cho bất kỳ công cụ tài chính nào để ước tính sơ bộ về thời gian cần thiết cho việc nhân đôi trị giá khoản đầu tư.

Quy tắc 72 trong đầu tư là gì?
Quy tắc 72 là gì?

quy tắc này chỉ được xây dựng trên một suy luận chung, không đảm bảo chính xác 100% bởi sự tăng trưởng giá trị còn ảnh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thuế, lãi suất,…

Mối liên hệ giữa lãi kép và công thức quy tắc 72 trong đầu tư

Như đã đề cập, quy tắc 72 là một nghiên cứu hữu hiệu đem lại tính đột phá cao cho các tính toán tài chính, đặc biệt là khi được áp dụng với lãi suất kép. Vậy giữa lãi kép và công thức quy tắc 72 có mối liên hệ như thế nào?

Lãi kép là gì?

Lãi kép là số tiền lãi ở kỳ đầu phát sinh từ vốn gốc sẽ được cộng gộp vào vốn để tính lãi cho các chu kỳ sau. Hiểu đơn giản, lãi kép chính là “lãi trên tiền lãi” giúp khoản đầu tư tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng hơn so với lãi đơn.

Ví dụ, bạn gửi tiết kiệm a%/năm với vốn gốc là X theo hình thức lãi suất kép thì sau một năm, số vốn gốc cho chu kỳ tiếp theo sẽ là X + X*a%.

Lãi kép trong công thức của quy tắc 72
Lãi kép là gì?

Công thức tính của quy tắc 72

Dựa trên nguyên tắc 72 và lãi suất kép, người ta có thể tính được thời gian chính xác mà khoản đầu tư sẽ tăng trưởng gấp đôi. Theo đó, công thức tính của quy tắc 72 được áp dụng là:

Công thức tính của quy tắc 72
Công thức tính nguyên tắc 72 nhân đôi tài sản.

Trong đó:

  • T: Số năm mà vốn đầu tư sẽ đạt trị giá gấp đôi.
  • r: Tỷ lệ lãi kép mỗi năm.

Ví dụ về công thức tính của nguyên tắc 72 với lãi kép: 

Giả sử X là số vốn đầu tư hiện có, lãi suất thị trường đang là 8% thì 2X sẽ là tiền đầu tư tăng gấp đôi sau n năm. Khi này, áp dụng công thức tính lãi kép, ta được: 2X = X*(1+8%)^n, tương đương 2 = (1+8%)^n. Thực hiện giải phương trình ta được n = 9.01. 

Như vậy với lãi kép 8%/năm thì cần 9.01 năm để lợi nhuận bằng vốn gốc ban đầu. 

Kết quả này gần như trùng khớp với quy tắc 72 (72/8 = 9). Áp dụng quy tắc này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc giải phương trình Logarit trên. 

Ví dụ của quy tắc 72 trong đầu tư tài chính
Ví dụ cách tính nguyên tắc 72 trong tài chính.

Cách sử dụng quy tắc 72 trong đầu tư

Quy tắc 72 tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu đầu tư hay hoàn cảnh tài chính. Khả năng xảy ra rủi ro và các vấn đề khác gần như không được đề cập đến. Bên cạnh đó, tính ứng dụng của công thức 72 cũng đề cập đến sự cố định của lãi suất (Bỏ qua các biến động lên xuống trong dài hạn).

Một số trường hợp ứng dụng quy tắc 72 

Một số ứng dụng của quy tắc 72 có thể kể tới như:

  • Áp dụng cho các yếu tố tăng trưởng kép: Chẳng hạn như khoản vay, phí, dân số, con số kinh tế,.. Chẳng hạn nếu GBP của một quốc gia tăng đều 3%/năm thì sau 24 năm (72/3), nền kinh tế mới đạt gấp đôi giá trị.
  • Chứng minh cho tác động của phí vào khoản lãi đầu tư: 
    • Nếu một quỹ tương hỗ tính 5% chi phí hàng năm thì sẽ cần 14.4 năm (72/5) để tiền lãi giảm một nửa.
    • Nếu vay tiền với lãi suất 10%/năm thì khoản nợ sẽ tăng gấp đôi sau 7.2 năm (72/10).
  • Ước tính thời gian để giá trị đồng tiền giảm còn một nửa sau khi lạm phát xảy ra: Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát là 4% thì sức mua của đồng tiền cần 18 năm (72/4) để giảm một nửa.
  • Tất cả thời hạn trong điều kiện tỷ suất sinh lời được gộp lại hàng năm: Giả sử mỗi quý có lãi suất 4% thì mất gần 4,5 năm (tương đương với 18 quý) để vốn gốc tăng gấp đôi.
Các trường hợp có thể áp dụng quy tắc 72
Một số trường hợp ứng dụng công thức 72.

Ví dụ về cách sử dụng quy tắc 72 với lãi kép 

Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của công thức 72 với lãi suất kép, cùng tham khảo ví dụ sau:

Giả sử bạn có 10,000 USD; lãi suất kép là 7%/năm. Áp dụng nguyên tắc 72 tính được rằng: 72/7 = 10.3 năm, tức là sẽ mất hơn 10 năm để 10,000 USD tăng lên 20,000 USD.

Áp dụng tương tự công thức với các trường hợp khác:

  • Lãi suất 6%/năm sẽ cần 72/6 = 12 năm để nhân đôi vốn đầu tư.
  • Lãi suất 8%/năm sẽ lần 72/8 = 9 năm để nhân đôi vốn đầu tư.

Ngoài ra, quy tắc 72 còn được ứng dụng để ước lượng mức lãi suất cần thiết. Ví dụ muốn tăng gấp đôi khoản tiền trong 8 năm thì tỷ lệ lãi suất cần đạt mức 9%/năm (72/8).

Thông thường, kết quả tính của quy tắc 72 được ứng dụng gần nhất với khoản lãi suất từ 6 – 8%năm (Chỉ áp dụng với lãi kép, không sử dụng cho lãi đơn).

Ví dụ về cách sử dụng quy tắc 72 trong đầu tư
Ví dụ cách sử dụng nguyên tắc 72.

Ưu và nhược điểm của quy tắc 72 trong đầu tư

Ưu điểm

Công thức 72 sở hữu một số ưu điểm nổi bật như:

  • Đơn giản, dễ dàng, khả thi.
  • Tính ứng dụng cao, áp dụng cho bất kỳ yếu tố thị trường nào như tỷ lệ dân số, GDP,.. miễn là ước tính được tỷ lệ lãi suất hàng năm.
  • Tính được tỉ lệ hoàn vốn theo số năm xác định, phù hợp với đối tượng đang tìm kênh đầu tư theo số năm trong kế hoạch sẵn có.
  • Cho phép ước lượng khoảng thời gian cần thiết để nhân đôi vốn đầu tư.
  • Giúp điều chỉnh kế hoạch, vị trí và mức độ rủi ro sao cho phù hợp.
  • Cung cấp bức tranh tổng quan, rõ nét về khoảng thời gian nắm giữ khoản đầu tư đến khi họ có thể thu về lợi nhuận gấp đôi vốn đầu tư.
Ưu điểm của quy tắc 72
Ưu điểm của quy tắc 72 trong tài chính.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm trên, công thức tính 72 vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

  • Chỉ cho kết quả chính với tỷ lệ hoàn vốn thấp hơn từ 6 – 8%, tức là có thể xảy ra dao động với bất cứ điều gì cao hơn.
  • Không chính xác 100% mà chỉ đưa ra ước tính sơ bộ về thời gian nhân đôi trị giá khoản đầu tư.
  • Không ứng dụng được với các khoản đầu tư có lãi suất biến động hoặc lãi suất đơn.
  • Nếu lãi suất thay đổi vì một số yếu tố, nguyên tắc 72 sẽ không sử dụng được.
Nhược điểm của quy tắc 72
Nhược điểm của quy tắc 72 trong đầu tư.

Lợi ích của quy tắc 72 trong tài chính

Công thức 72 được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đầu tư tài chính nhờ tính ứng dụng cao với các lợi ích nổi bật như:

  • Giúp dự đoán thời gian vốn đầu tư tăng gấp đôi: Áp dụng công thức 72 chia cho phần trăm tỷ lệ lãi suất, nhà đầu tư sẽ biết mất bao lâu để nhân đôi khoản vốn ban đầu của mình.
  • Tính được tỷ lệ hoàn vốn: Thông qua công thức quy tắc 72, người ta còn tính được tỉ lệ hoàn vốn theo số năm xác định, giúp lên kế hoạch giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả.
Lợi ích mà quy tắc 72 mang lại
Các lợi ích của công thức 72 nhân đôi tài sản.

Những lưu ý khi sử dụng quy tắc 72 trong đầu tư tài chính

Mặc dù đem đến nhiều lợi ích nổi bật cùng tính ứng dụng cao trong đầu tư tài chính nhưng quy tắc 72 vẫn phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Quy tắc 72 chỉ có tính tham khảo: Nó không đưa ra kết quả chính xác 100% bởi trên thực tế, mức lãi suất không ổn định. Do đó, nhà đầu tư nên tham khảo nhiều nguồn thông tin để có kế hoạch quản lý chi tiêu phù hợp.
  • Vấn đề lạm phát: Lạm phát là một trong những “kẻ thù” của lãi suất bởi nó làm mất đi trị giá của đồng tiền. Điều này khiến cho lãi suất nhận được không còn giá trị như trước. Chính vì thế, cần cân nhắc tính toán cả yếu tố lạm phát để thu lợi nhuận tối ưu nhất.
  • Vốn đầu tư: Công thức 72 chỉ mang tính chất lý thuyết. Do đó, cần xem xét số vốn đầu tư phù hợp để hạn chế tối đa sự biến động của giá trị đồng tiền.
Những lưu ý khi sử dụng quy tắc 72
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng công thức tính 72?

Trên đây là những tổng hợp của Tamnhindautu về quy tắc 72: định nghĩa, lợi ích, công thức, ưu nhược điểm và một số lưu ý khi sử dụng. Được đánh giá là một phương pháp vô cùng hữu ích, hiểu và nắm rõ ứng dụng của quy tắc 72 sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp. Bên cạnh đó, ước tính thời gian tối ưu khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư cũng là tiền đề quan trọng để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển tương lai.

Xem thêm

Liên quan