Chủ Nhật, Tháng năm 4, 2025
HomeKiến thức14 mẹo Quản lý Vốn đơn giản để giao dịch thành công

14 mẹo Quản lý Vốn đơn giản để giao dịch thành công

Share

Để thành công trong giao dịch đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn, một nền kiến thức đúng đắn và một số phẩm chất khác. Một trong số đó là quản lý vốn. Trong bài viết này, FXS sẽ cố gắng đi sâu vào trọng tâm và giải thích 14 mẹo quản lý vốn hàng đầu cho các nhà giao dịch mới bắt đầu. Bạn cũng có thể đọc bài viết này để nắm bắt những mẹo quản lý vốn hiệu quả.

1. Quản lý vốn là gì?


Quản lý vốn không gì khác hơn là một nghệ thuật quản lý vốn lưu động của bạn bằng cách áp dụng quản lý rủi ro chặt chẽ. Đây là bài tập quan trọng nhất trong giao dịch sau tâm lý giao dịch, nhưng người mới thường có xu hướng bỏ qua nó và chỉ tập trung vào phân tích kỹ thuật.

Tuy nhiên, để tồn tại trên thị trường, bạn cần phải biết cách xử lý vốn của mình theo thời gian thực. Trước khi mở một vị thế, đầu tiên bạn cần biết bạn là: “Vốn của mình đang phải chịu rủi ro cỡ nào?” thay vì “Mình sẽ kiếm được bao nhiêu lợi nhuận?”. Bí quyết là luôn luôn ý thức về những thua lỗ tiềm ẩn.

Bởi vì tiền là thứ cần thiết cuối cùng để tồn tại trên thị trường. Nếu bạn mất hết tiền, hành trình của bạn kết thúc ở đó.

2. Các nguyên tắc Quản lý vốn


Các nguyên tắc quản lý vốn trong giao dịch khá dễ thực hiện nếu bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Chúng cũng có khả năng cứu bạn khỏi rất nhiều tổn thất lớn nếu bạn áp dụng đúng cách. Giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu các mẹo quản lý vốn tốt nhất cho các nhà giao dịch mới bắt đầu:

2.1. Đừng giao dịch quá hung hăng

Giao dịch quá hung hăng có thể là sai lầm lớn nhất mà các trader mới mắc phải. Điều này bao gồm việc sử dụng quá nhiều đòn bẩy, ra vào lệnh ngẫu nhiên, chấp nhận quá nhiều rủi ro về vốn, v.v… Nếu một cú đảo chiều nhỏ của thị trường là đủ để quét sạch phần lớn vốn rủi ro của bạn, điều đó có nghĩa bạn đang chịu quá nhiều rủi ro. Có một cách tiếp cận tốt hơn để hướng đến mức độ rủi ro chính xác, đó là điều chỉnh kích thước vị thế của bạn.

2.2. Hãy thực tế tại thời điểm giao dịch

Nguyên nhân khiến các trader trở nên quá hung hăng phần lớn là vì những kỳ vọng không thực tế của họ. Hầu hết, họ nghĩ rằng giao dịch tích cực sẽ giúp họ có được một khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn. Nhưng sự thật là ngược lại. Bạn nên đặt ra các mục tiêu thực tế và duy trì cách tiếp cận ôn hòa để có được lợi nhuận ổn định.

2.3. Xác định rõ điểm chốt lệnh trước khi mở vị thế

Xác định các mức độ phù hợp thực tế trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào. Ví dụ, ngưỡng chốt lệnh bạn đang hướng tới và mức thua lỗ tối đa bạn có thể chịu đựng. Làm như vậy sẽ giúp bạn duy trì kỷ luật dưới sức nóng của việc giao dịch. Nó cũng sẽ giúp bạn chú ý hơn về tỉ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận (tỉ lệ RR).

2.4. Đặt mức cắt lỗ là điều bắt buộc

Một trong những mẹo quản lý vốn tốt nhất cho người mới bắt đầu đó là bạn nên sử dụng lệnh cắt lỗ cho mọi giao dịch. Quản lý vốn là công việc nhằm tăng cơ hội sống sót cho bạn. Và mức cắt lỗ cũng có vai trò tương tự. Vì luôn có khả năng thua lỗ, bạn phải đặt lệnh cắt lỗ không vượt quá 3% vốn giao dịch của mình, tính trên tổng toàn bộ vị thế đang mở. FXS sẽ giải thích điểm này sâu hơn trong phần xác định kích thước vị thế.

Luôn nhớ rằng sự sống còn phải là ưu tiên cao nhất của bạn, và lợi nhuận sẽ đứng thứ hai. Bạn phải chọn mức cắt lỗ một cách khôn ngoan để nó không quá nhỏ hoặc không quá lớn. Nếu bạn thấy mình ở một vị thế mà điểm cắt lỗ của bạn luôn đạt được, hãy phân tích lại phương pháp thiết lập mức cắt lỗ của bạn.

2.5. Chớ bao giờ giao dịch kiểu trả thù

Thị trường là tối cao và bạn chớ bao giờ nên đùa giỡn với nó. Tại một số thời điểm, bạn có thể phải chịu tổn thất đáng kể về vốn giao dịch của mình. Vào thời điểm đó, việc thử tìm cách lấy lại vốn của bạn với giao dịch tiếp theo là điều tự nhiên. Điều này được gọi là giao dịch trả thù và thường dẫn đến tai họa. Làm như vậy sẽ khiến rủi ro của bạn tăng gấp nhiều lần, tại thời điểm khoản dành cho mạo hiểm của bạn vốn đã bị căng thẳng.

Bởi vậy, đừng bao giờ làm thế. Thay vào đó, hãy xem xét giảm kích thước vị thế của bạn, và chờ thiết lập giao dịch có xác suất thắng cao. Đừng để bản thân bị chi phối bởi cảm xúc.

2.6. Luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất

Chúng ta không biết tương lai của một thị trường và cũng không thể dự đoán chính xác 100%. Do đó, điều quan trọng là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ để xử lý các tình huống đó. Suy nghĩ và viết ra tất cả các hành động bạn cần thực hiện để bảo vệ chính mình, trong trường hợp kịch bản xấu xảy ra.

Chớ bao giờ đánh giá thấp khả năng cú sốc giá xảy ra – bạn phải có kế hoạch dự phòng cho các kịch bản như vậy.

2.7. Xác định Khoản vốn Mạo hiểm

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không mang nhiều hơn 15% số tiền từ khoản tiết kiệm của mình vào thị trường. Thứ hai, bạn chỉ nên mạo hiểm không quá 3% vốn giao dịch của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Đo lường và hạn chế rủi ro là một khía cạnh quan trọng của quản lý vốn. Bạn cần tính toán rủi ro trong quá trình giao dịch trước khi mở bất kỳ giao dịch nào. Do đó, tổng vốn giao dịch của bạn sẽ là một yếu tố để xác định giới hạn tối đa cho kích thước vị thế của bạn.

2.8. Sử dụng đòn bẩy một cách khôn ngoan

Đòn bẩy cung cấp cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận kiếm được từ vốn rủi ro có sẵn, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro thua lỗ cao. Đây chỉ là một công cụ hữu ích nếu bạn biết tác động của việc vào lệnh có đòn bẩy và phơi mình trên thị trường. Thông thường, các broker cung cấp đòn bẩy trên tài khoản của bạn, cho phép bạn giao dịch kiếm lợi nhuận lớn hơn. Đồng thời, mức độ tiếp xúc với rủi ro của bạn cũng tăng lên với đòn bẩy cao hơn. Theo nguyên tắc, chớ sử dụng đòn bẩy nhiều hơn 7 lần cho bất kỳ giao dịch nào của bạn. Bạn càng ít sử dụng thì càng giữ được vị thế tốt hơn.

Do đó, bạn cần phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng công cụ này. Chỉ sử dụng đòn bẩy khi bạn có một sự hiểu biết rõ ràng về những mất mát tiềm ẩn nếu mọi thứ đi sai.

2.9. Thừa nhận khi đã sai

Nguyên tắc vàng của giao dịch là tối đa hóa lợi nhuận và cắt lỗ ngắn. Do đó, việc thoát ra nhanh chóng là điều tối cần thiết khi bạn thấy bằng chứng rõ ràng về việc bạn đã thực hiện một giao dịch xấu.

Con người có một khuynh hướng tự nhiên là “không thừa nhận sai lầm” của mình và cố gắng biến một tình huống xấu thành một tình huống tốt. Nhưng thật không may, từ thời điểm đó đến thời điểm bạn bị thua lỗ quá dự tính và không thể cắt hết lệnh vì tiếc thường diễn ra rất nhanh! Thậm chí có thể bạn không muốn vào lệnh hedge ngược để “khóa” mức lỗ hiện tại vì e rằng đó cũng là thời điểm thị trường đảo chiều. Do đó, nếu bạn thấy mình trong một giao dịch tồi tệ bất cứ lúc nào, hãy thoát khỏi nó ngay lập tức.

2.10. Lập kế hoạch giao dịch ra giấy

Bạn phải có một kế hoạch – chiến lược giao dịch được thiết lập và bạn phải tuân thủ nó trong mọi tình huống. Kế hoạch của bạn phải bao gồm các điểm ra vào lệnh, định cỡ vị thế, chiến lược quản lý vốn, v.v… Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình và cũng sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng quá tải. Trải qua thực hành liên tục, điều này sẽ mang lại kỷ luật trong phong cách giao dịch hàng ngày của bạn.

2.11. Lấy lại vốn bị mất

Bạn phải ghi nhớ rằng quá trình thu hồi vốn bị mất là rất khó khăn. Ví dụ: nếu bạn mất 10.000$ sau khi đầu tư 50.000$, tỷ lệ tổn thất sẽ là 20%. Vì vậy, để bù lỗ, bạn cần có lãi 25% với số vốn hiện tại. Bởi vậy, hãy mạo hiểm một cách khôn ngoan, để nó không có quá nhiều tác động xấu đến cuộc sống của bạn. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được cần bao nhiêu nỗ lực để lấy lại vốn đã mất, với giả định số vốn đầu tư ban đầu là 100.000$ và mức lợi nhuận trung bình hàng tháng là 20%:

Tỷ lệ lỗVốn còn lạiNỗ lực để hoàn vốnThời gian hoàn vốn (tháng)
0%100.0000%0
5%95.0005.3% 0.27
10%90.00011.1% 0.56
15%85.00017.6%0.88
20%80.00025%1.25
25%75.00033%1.65
30%70.00043%2.15
35%65.00054%2.70
40%60.00067%3.35
45%55.00082%4.10
50%50.000100%5.00
55%45.000122%6.10
60%40.000150%7.50
65%35.000186%9.30
70%30.000233%11.65
75%25.000300%15.00
80%20.000400%20.00
85%15.000567%28.35
90%10.000900%45.00
95%5.0001900%95.00
100%0 +∞ +∞

2.12. Sử dụng trailing stop để tối đa hóa lợi nhuận

Ngoài những gì FXS đã nói trước đó về mức cắt lỗ, sử dụng khái niệm cắt lỗ đuổi cũng là một cách hiệu quả để cải thiện quản lý vốn. Khi bạn bắt đầu nhận được một khoản lợi nhuận hợp lý từ một giao dịch, bạn phải chừa ra một phần lợi nhuận và dời mức cắt lỗ của mình lên một ngưỡng mà giao dịch đó không bị thua lỗ lần nữa. Bằng cách này, ngay cả khi giá bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại, điểm cắt lỗ của bạn sẽ được chạm và bạn sẽ có lãi ròng.

2.13. Đừng quá tham lam

Tham lam là tốt nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Đừng quá tham lam. Lòng tham quá mức có thể khiến bạn đưa ra quyết định giao dịch kém. Hãy nhớ rằng, giao dịch không phải là tạo ra chiến thắng mỗi phút, mà là tham gia vào những giao dịch phù hợp, đúng thời điểm và thoát khỏi các giao dịch đó theo đúng chiến lược của bạn. Hãy luôn cố gắng giao dịch một cách có kỷ luật và tuân theo các chiến lược quản lý vốn.

2.14. Đọc các nguyên tắc trên mỗi ngày

Chúng ta là con người và bản tính của chúng ta là quên đi mọi thứ trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, FXS khuyên bạn nên in bài viết này ra giấy và đọc nó mỗi ngày trước khi bắt đầu giao dịch. Bằng cách này, bạn sẽ có thể rèn luyện bản thân để trở thành một nhà giao dịch có kỷ luật.

3. Kết luận


Có một điều mà các trader lão luyện rất chú trọng, đó là họ luôn lập kế hoạch tìm kiếm lợi nhuận cho mỗi giao dịch. Không những vậy, họ còn chuẩn bị chiến lược giao dịch để đạt được lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài.

Suy cho cùng, để thắng được một giao dịch, bạn cần có một kế hoạch giao dịch toàn diện. Một kế hoạch như vậy sẽ cho bạn biết khi nào nên vào lệnh, khi nào nên thoát, cặp tỷ giá nào để giao dịch, và quan trọng nhất là cách quản lý vốn của bạn.

FXS chúc các bạn giao dịch thành công!

FXSGroup

TNĐT tư vấn dịch vụ giải pháp và sản phẩm Robot giao dịch, hỗ trợ code tool đơn giản hóa trading, hệ thống chỉ báo chuyên biệt, kênh tín hiệu, kênh kiến thức… Nếu anh/chị quan tâm, đừng ngại click:

1. Hotline: 096 138 1264
2. Facebook: tndt/fanpage
3. Nhóm Telegram: tndt/tele
4. Kênh Telegram: tndt/kenhtele
5. Đăng ký TK Forex: tndt/forex4you
6. Email: tndautu@gmail.com

Xem thêm

Liên quan