Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
HomeKiến thứcSonic R là gì? Cách sử dụng hệ thống Sonic R hiệu...

Sonic R là gì? Cách sử dụng hệ thống Sonic R hiệu quả nhất

Sonic R là phương pháp giao dịch hành động giá giữa vùng kháng cự, hỗ trợ. Để tìm hiểu sâu hơn về Sonic R là gì, cùng Tamnhindautu xem ngay bài viết sau!

Share

Trong giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư thường xuyên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để hỗ trợ phân tích thị trường và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Và Sonic R là một trong những chỉ báo được nhiều nhà đầu tư ứng dụng nhất. Vậy chính xác thì Sonic R là gì? Làm sao để sử dụng hệ thống Sonic R hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được Tamnhindautu giải đáp qua bài viết ngay sau đây!

Sonic R là gì?

Sonic R là chỉ báo tương tự như một vùng hỗ trợ kháng cự kết hợp với các đường EMA, bao gồm EMA34, EMA89 và EMA200. Đây là chỉ báo được phát triển bởi một nhà giao dịch người Singapore có tên là Sonicdeejay. Thế nên, hệ thống Sonic R sẽ có các tính chất giống với đường EMA:

  • Đường giá nằm trên đường Sonic R thể hiện cho xu hướng tăng và đường giá nằm dưới đường Sonic R thể hiện cho xu hướng giảm. (Trend)
  • Giá dịch chuyển ra xa chỉ báo Sonic R sẽ có xu hướng hội tụ lại với đường EMA.
  • Khi đường giá phá qua đường EMA có hành động quay lại test. (Hỗ trợ và kháng cự)
Chỉ báo Sonic R là gì?
Chỉ báo Sonic R là gì?

Cấu tạo của chỉ báo Sonic R

Về cơ bản thì cấu tạo của chỉ báo Sonic R sẽ gồm 4 đường chính, đó là 3 đường EMA34 và 1 đường EMA89.

  • Dải EMA gồm 3 đường EMA34 (giá đóng cửa Close, giá cao nhất High và giá thấp nhất Low) được hiển thị bằng màu xanh với 1 đường trung tâm và 2 đường hai bên.
  • Đường EMA89 được xem là đường quan trọng nhất của hệ thống Sonic R, được hiển thị bằng màu cam.
  • Đường EMA200 được hiển thị bằng đường màu hồng.
  • Đường EMA610 được hiển thị bằng đường màu đen.

Các đường EMA này đều được tính bằng công thức là:

EMA hiện tại = (Giá hiện tại x K) + (EMA thanh trước x (1 – K))

Cấu tạo của Sonic R là gì?
Cấu tạo của Sonic R là gì?

3 Ứng dụng của chỉ báo Sonic R

Hệ thống giao dịch Sonic R thường xuyên được các nhà đầu tư ứng dụng để xác định xu hướng, điểm đảo chiều và vùng hỗ trợ, kháng cự di động.

Xác định xu hướng

  • Trong xu hướng tăng: Khi đường giá nằm trên các đường EMA, còn vị trí các đường EMA từ trên xuống dưới lần lượt là dải EMA34, đường EMA89, đường EMA200 sẽ thể hiện xu hướng tăng. Các nhà đầu tư cân nhắc vào lệnh mua BUY.
Sự sắp xếp của các đường EMA và đường giá trong xu hướng tăng
Sự sắp xếp của các đường EMA và đường giá trong xu hướng tăng
  • Trong xu hướng giảm: Khi dải EMA34 nằm dưới đường EMA89 và hai đường này cùng nằm dưới đường EMA200, còn đường giá nằm dưới các đường EMA sẽ thể hiện cho xu hướng giảm. Nhà đầu tư ưu tiên vào lệnh bán SELL.
Sự sắp xếp của các đường EMA và đường giá trong xu hướng giảm
Sự sắp xếp của các đường EMA và đường giá trong xu hướng giảm

Điểm đảo chiều

Khi đường giá đang nằm xa chỉ báo sẽ có xu hướng hội tụ cùng với đường EMA. 

  • Trong xu hướng tăng: Nếu đường giá quay về các đường EMA nhưng không có dấu hiệu rằng xu hướng tăng sẽ kết thúc thì giá thường quay lại tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ.
  • Trong xu hướng giảm: Nếu giá dịch chuyển lên các đường EMA và không có dấu hiệu kết thúc xu hướng giảm thì thường giá sẽ quay trở lại tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ.
Đường giá hội tụ đường EMA
Đường giá hội tụ đường EMA

Hỗ trợ và kháng cự động

Các đường EMA trong hệ thống Sonic R cũng được xem là các vùng hỗ trợ kháng cự di động. Bởi chúng luôn di chuyển theo đường giá và thường được trader sử dụng như các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.

>> Xem thêm:

Sonic R có những quy tắc nào? 

Sonic R Trading System là phương pháp giao dịch hành động giá giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự di động đúng với tất cả các khung thời gian. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường lựa chọn các khung thời gian nhỏ như M15 để giao dịch. Dưới đây là những quy tắc mà phương pháp Sonic R sẽ sử dụng, như sau:

  • Wave là giá tạo sóng. Sóng L – H – HL bắt đầu ở phía dưới dải Dragon, sau đó chuyển sang HH cho lệnh mua và chuyển sang LL thì cho lệnh bán.
  • Dragon (dải EMA34) sẽ được dùng để chọn điểm vào lệnh (trong trường hợp xu hướng của thị trường mạnh).
  • Trend (đường EMA89) được sử dụng để xác định phương hướng giao dịch đúng. Song cũng có một số trường hợp đường Trend được dùng để tìm kiếm điểm vào lệnh chính xác hơn so với dải Dragon.
  • Phiên giao dịch được khuyến nghị là phiên Âu để có xung lực tốt nhất, không nên giao dịch ở phiên Á.
  • Cặp tiền tệ có thể là bất cứ cặp tiền nào, chẳng hạn như EUR/USD, GBP/USD hoặc cũng có thể là XXX/JPY nhưng nhà đầu tư cần đổi Trailing Stop và đặt Stop Loss ít nhất 80 pip đối với cặp tiền này.
  • Khung thời gian giao dịch chính là M15, khung H4 hoặc D4 cũng có thể được sử dụng với mục đích kết hợp, phát hiện các mô hình nến cho khung M15.
Nguyên tắc khi giao dịch với Sonic R là gì? 
Nguyên tắc khi giao dịch với Sonic R là gì? 

Cách sử dụng hệ thống Sonic R Forex 

Sử dụng điểm đặt Entry 

Nhà giao dịch chờ đợi cho nến tại chân của sóng thứ 3 bứt phá ra khỏi dải Dragon. Sau đó đặt điểm Entry tối thiểu vài pips bên ngoài, sẽ an toàn hơn nếu không có vùng hỗ trợ kháng cự nào được hình thành gần điểm Entry.

Nhà giao dịch cũng có thể đặt điểm Entry ở mức giá trên Trend cho các lệnh mua và dưới Trend cho các lệnh bán.

Sử dụng điểm đặt Re-entry 

Khi giá phá vỡ đỉnh hoặc đáy gần nhất và chưa có vùng hỗ trợ, kháng cự thì nhà giao dịch đặt điểm Re-entry. Cần lưu ý rằng sẽ có nhiều đỉnh và đáy, tất cả đều tăng khi đường giá bứt phá ra khỏi dải Dragon nhưng đều là sóng chặt chẽ, không lan rộng, có mức cao hơn và thấp hơn. Một điểm Entry tốt sẽ giúp nhà giao dịch hạn chế rủi ro khi giá biến động theo xu hướng.

Nếu Re-entry là một sự hình thành sóng mới khi các thiết lập ban đầu bắt đầu hoạt động thì sẽ xảy ra tình trạng giá hồi trở lại, có thể chạm hoặc thoát ra khỏi dải Dragon rồi mới quay lại và tiếp tục xu hướng. Nhà giao dịch cần đặt điểm Entry bổ sung ở rào cản thứ 3 của làn sóng mới, từ phía trong hoặc xung quanh dải Dragon cho đến khi giá phá vỡ đỉnh hoặc đáy trước đó.

Thiết lập điểm Re-entry
Thiết lập điểm Re-entry

Sử dụng điểm đặt TP

Nhà đầu tư chọn các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự quá khứ, nó có thể là toàn bộ/một phần của sóng trước đó ở khung thời gian M30 hoặc điểm chính giữa của vùng nén giá. Nhà đầu tư cũng có thể chọn các ngưỡng trong phạm vi ngày để vào hoặc thoát lệnh nhanh hơn.

Sử dụng điểm đặt SL

Những nguyên tắc khi đặt SL mà nhà giao dịch cần lưu ý đó là:

  • SL phải được đặt bên ngoài đỉnh (cho các lệnh bán) hoặc đáy (cho các lệnh mua) của swing gần nhất.
  • Không nên đặt SL nhiều hơn 100 – 120 pips từ Entry (đối với cặp tiền EUR/USD).
Nguyên tắc thiết lập điểm Stop Loss
Nguyên tắc thiết lập điểm Stop Loss

Giao dịch theo phương pháp đảo chiều

Khi thị trường có xu hướng mạnh, trader giao dịch với dải EMA34 (có thể kết hợp với các chỉ báo hỗ trợ các định độ mạnh yếu của xu hướng như ADX, BB).

  • Trong xu hướng tăng, đường giá nằm trên dải EMA, trader vào lệnh BUY khi giá hồi về dải EMA.
  • Trong xu hướng giảm, đường giá nằm dưới dải EMA, trader vào lệnh SELL khi giá hồi lên trên dải EMA.
Hướng dẫn giao dịch theo phương pháp đảo chiều với dải EMA34
Hướng dẫn giao dịch theo phương pháp đảo chiều với dải EMA34

Trong trường hợp thị trường có xu hướng mới hoặc biên độ giao động nhỏ, trader sẽ giao dịch với đường EMA89 hoặc EMA200:

  • Trong xu hướng tăng, đường giá nằm trên đường EMA89 hoặc EMA200, trader vào lệnh BUY khi giá hồi về hai đường EMA này.
  • Trong xu hướng giảm, đường giá nằm dưới đường EMA89 hoặc EMA200, trader vào lệnh SELL khi giá hồi lên dải EMA.
Cách giao dịch theo phương pháp đảo chiều với đường EMA89/EMA200 
Cách giao dịch theo phương pháp đảo chiều với đường EMA89/EMA200 

Sử dụng đa khung thời gian

Với phương pháp giao dịch với Sonic R này, trader sẽ sử dụng nhiều khung thời gian để giao dịch, xác định xu hướng ở khung thời gian lớn hơn và tìm kiếm điểm vào lệnh ở khung nhỏ. Ví dụ, nếu đang giao dịch trên khung H4 thì trader cần vào khung D để tìm xu hướng.

Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu thị trường thực tế và một phân tích kỹ thuật chi tiết hơn. Ví dụ này sẽ tập trung vào cặp tiền tệ EUR/USD trong một khung thời gian H4 (4 giờ), với việc áp dụng chỉ báo cầu vồng và một số công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác định điểm vào lệnh và quản lý rủi ro.

Dữ liệu Thị Trường và Cài Đặt Chỉ Báo
Cặp tiền tệ: EUR/USD
Khung thời gian: H4
Chỉ báo cầu vồng: Áp dụng 6 đường EMA với các chu kỳ là 6, 12, 18, 24, 30, và 36 giờ.

Ngày 1: Phân Tích và Xác Định Xu Hướng

  • Giá mở cửa: 1.1200
  • Giá đóng cửa: 1.1250
  • EMA 6: 1.1230
  • EMA 12: 1.1225
  • EMA 18: 1.1220
  • EMA 24: 1.1215
  • EMA 30: 1.1210
  • EMA 36: 1.1205
  • RSI (14): 55 (xác nhận xu hướng tăng)

Phân Tích: Đường EMA 6 và EMA 12 cắt lên trên các đường EMA dài hạn, tạo ra một tín hiệu xu hướng tăng. RSI trên 50 cũng củng cố niềm tin vào xu hướng tăng.

Ngày 2: Tìm Điểm Vào Lệnh

  • Giá giảm nhẹ và chạm vào: EMA 18 (1.1220)
  • Tín hiệu mua: Khi giá chạm vào EMA 18 và RSI vẫn trên 50 nhưng không quá mua.
  • Giá vào lệnh: 1.1225
  • Đặt Stop Loss và Take Profit
  • Stop Loss: Đặt dưới EMA 36 và mức hỗ trợ gần nhất, ở mức 1.1200 (25 pips dưới giá vào lệnh).
  • Take Profit: Dựa trên tỷ lệ R:R 1:3, đặt ở mức 1.1300 (75 pips trên giá vào lệnh).

Quản Lý Giao Dịch
Theo dõi: Theo dõi biểu đồ và điều chỉnh Stop Loss lên 1.1220 (break-even) khi giá di chuyển lên 1.1275.
Điều chỉnh Take Profit: Nếu thị trường cho thấy dấu hiệu tiếp tục tăng mạnh, điều chỉnh Take Profit lên 1.1325 để tối đa hóa lợi nhuận.


Kết quả: Giá tăng lên và chạm vào mức Take Profit ở 1.1300, mang lại lợi nhuận 75 pips từ giao dịch này.

Ví dụ này minh họa cách tôi áp dụng chỉ báo cầu vồng cùng với RSI để xác định điểm vào lệnh và quản lý rủi ro một cách hiệu quả trong giao dịch EUR/USD trên khung thời gian H4. Quan trọng nhất là luôn nhớ rằng việc áp dụng bất kỳ chiến lược giao dịch nào cũng cần phải dựa trên phân tích kỹ lưỡng, quản lý rủi ro chặt chẽ, và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giao dịch dựa trên điều kiện thị trường thực tế.

6 Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Sonic R

Khi giao dịch với Sonic R Forex, nhà đầu tư cần lưu ý 6 điều sau:

  • Sonic R System sẽ phù hợp với các trader theo trường phái Scalping ở các khung ngắn hạn như M15, H1.
  • Nên vào các khung thời gian lớn như D, H4 để xác định hướng di chuyển của thị trường, sau đó vào các khung thời gian nhỏ hơn để tìm kiếm điểm vào lệnh.
  • Nên sử dụng kết hợp Sonic R với nến pin bar, nến đảo chiều, nến bao trùm,… để xác định điểm vào lệnh.
  • Khi giá ở xa các đường EMA sẽ có xu hướng hội tụ lại, phù hợp để trader vào lệnh với sóng hồi. Tuy nhiên, trader cần thận trọng khi giao dịch ngược xu hướng và đặt điểm SL phù hợp.
  • Các đường EMA của Sonic R được trader xem như vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Thế nên, nếu các đường này trùng với các vùng Key Level trước đó thì xác suất vào lệnh thành công cũng sẽ cao hơn.
  • Hệ thống giao dịch Sonic R System không phù hợp nếu thị trường đang trong giai đoạn đi ngang Sideways.
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Sonic R
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Sonic R

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ Sonic R là gì, cũng như nắm được cách giao dịch hiệu quả với chỉ báo này. Để xem thêm nhiều bài viết hữu ích về đầu tư chứng khoán, ngoại hối khác, hãy theo dõi website của Tamnhindautu nhé!

Xem thêm

Liên quan