Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
HomeKiến thứcChỉ báo cầu vồng là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo...

Chỉ báo cầu vồng là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo đơn giản nhất

Share

Chỉ báo cầu vồng – một công cụ mạnh với khả năng cung cấp nhiều thông tin về xu hướng và giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách sử dụng chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật. Vậy cụ thể, chỉ báo cầu vồng là gì? Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo cầu vồng như thế nào? Hãy cùng Tamnhindautu tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!

Chỉ báo cầu vồng là gì?

Chỉ báo cầu vồng (Rainbow Moving Average) là một chỉ báo kỹ thuật được kết hợp từ 10 đường trung bình động (SMA) với chu kỳ và các màu sắc khác nhau để xác định xu hướng thị trường.

Mặc dù cái tên chỉ báo cầu vồng có thể khá lạ lẫm đối với nhiều nhà đầu tư, nhưng đây lại là một chỉ báo thân thiện với người mới bắt đầu. Chỉ báo này được đặt tên theo Daryl Guppy, một nhà báo chuyên mục tài chính và tác giả sách “Chiến thuật giao dịch” người Úc. Đặc biệt là nhờ vào khả năng xác định xu hướng thị trường một cách chính xác cũng như tính linh hoạt khi kết hợp với bất kỳ công cụ giao dịch và khung thời gian nào.

Bên cạnh đó, ta cũng có một vài phiên bản khác của chỉ báo cầu vồng. Cụ thể là hệ thống chỉ báo cầu vồng sau mưa được coi là một phiên bản mở rộng hơn với 22 đường EMA chu kỳ từ 9 kỳ đến 100 kỳ, giúp đảm bảo cung cấp nhiều tín hiệu chính xác hơn về xu hướng.

Ở phần dưới đây, chúng tôi sẽ cùng giải thích rõ hơn về vai trò cũng như cách hoạt động và cách sử dụng chỉ báo cầu vồng, hãy cùng theo dõi nhé. 

Chỉ báo cầu vồng là chỉ báo được kết hợp từ nhiều đường trung bình động với nhau
Chỉ báo cầu vồng là chỉ báo được kết hợp từ nhiều đường trung bình động với nhau.

Vai trò của chỉ báo cầu vồng 

Trên thực tế, toàn bộ các đường trung bình động của chỉ báo cầu vồng đều đóng vai trò là các mức hỗ trợ và kháng cự di động. Khi này, vai trò, cách hoạt động và cách sử dụng chỉ báo cầu vồng sẽ tương tự với việc sử dụng các đường trung bình động cơ bản.

Chẳng hạn, nếu giá đang trong xu hướng giảm, chỉ báo cầu vồng sẽ đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự quan trọng (Resistance). Khi này, nếu giá cố gắng vượt qua mức kháng cự, nó sẽ bị bật trở lại xu hướng giảm nếu không có lực đủ mạnh.

Tương tự, nếu giá đang trong xu hướng tăng, các đường MA của chỉ báo cầu vồng sẽ đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ quan trọng (Support). Trong trường hợp giá cố gắng vượt qua mức hỗ trợ, nó sẽ bị đánh bật trở lại xu hướng tăng nếu không có lực đủ mạnh.

Chỉ báo cầu vồng đóng vai trò như các mức hỗ trợ và kháng cự di động
Chỉ báo cầu vồng đóng vai trò như các mức hỗ trợ và kháng cự di động.

Chỉ báo cầu vồng hoạt động như thế nào?

Công thức tính Rainbow Moving Average:

SMA = Tổng của các mức giá đóng cửa trên N cây nến / N.

Việc tính toán chỉ báo cầu vồng được thực hiện khá đơn giản. Bởi, theo một góc nhìn nào đó thì chỉ báo cầu vòng được cấu tạo hoàn toàn từ các đường trung bình động với nhau. Vì vậy, chỉ báo này cũng sẽ có cách tính toán và cách hoạt động tương tự với các đường trung bình động mà nó bao gồm.

Trong đó:

  • N là số chu kỳ của đường trung bình động.

Tính toán

Ví dụ: Để giúp bạn đọc hiểu cách tính chỉ báo cầu vồng một cách cụ thể hơn, chúng tôi có mức giá đóng cửa của nến trước đó và hiện tại của cặp tiền EUR/USD là 1.12000 và 1.12010. Khi này, áp dụng công thức để tính SMA 2 (chu kỳ 2) là:

SMA 2 = (1,12000+1,12010) / 2.
Áp dụng tương tự chúng ta sẽ có được các giá trị của chỉ báo cầu vồng.

Thực tế, việc tính toán này sẽ tốn rất nhiều thời gian của nhà đầu tư nên chúng ta sẽ có các hệ thống máy tính tính toán thay cho bạn.

>> Xem thêm những chỉ báo quan trọng khi giao dịch Forex:

Cách sử dụng chỉ báo cầu vồng sau mưa?

Khi nào nên mở một vị thế?

Về cơ bản, nhà đầu tư có thể mở một vị thế mới ngay khi giá bắt đầu đi vào bên trong chỉ báo cầu vồng. Khi giá càng lùi vào càng sâu bên trong cầu vồng điều đó chứng tỏ khả năng đảo chiều đang càng mạnh mẽ và nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch tùy từng trường hợp. 

Đối với một chỉ báo cầu vòng cơ bản có bao gồm 10 đường SMA, ta sẽ có 5 đường SMA được coi là nửa cầu vồng và 5 đường SMA còn lại sẽ là đáy cầu vồng.

Ví dụ trong xu hướng tăng dưới đây, nhà đầu tư có sử dụng chỉ báo cầu vồng với 22 đường EMA và lựa chọn đường EMA thứ 11 làm mức tín hiệu Pullback (Đường màu đen). Vì đang trong xu hướng tăng, nên khi giá giảm xuống dưới đường EMA thứ 11, tín hiệu mua sẽ được xác nhận. Nhà đầu tư có thể mở một vị thế mới sau khi xác nhận các điều kiện bổ sung (như sự xuất hiện của nến đuôi dài) với kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại.

Cách vào lệnh với chỉ báo cầu vồng trong xu hướng tăng
Cách vào lệnh với chỉ báo cầu vồng trong xu hướng tăng.

Ví dụ trong xu hướng giảm, nhà đầu tư cũng sử dụng chỉ báo cầu vồng với 22 đường EMA và lựa chọn đường EMA thứ 11 làm mức tín hiệu Pullback (Đường màu đen). Khi này, nhà đầu tư sẽ vào lệnh bán khi giá tăng lên chạm vào đường EMA thứ 11. Để đảm bảo tỷ lệ thắng lợi, nhà đầu tư cũng có thể đợi giá hình thành thêm một cây nến đuôi dài rồi mới mở vị thế. 

Cách vào lệnh với chỉ báo cầu vồng trong xu hướng giảm giá
Cách vào lệnh với chỉ báo cầu vồng trong xu hướng giảm giá.

Ngoài ra, trong các xu hướng giá đi ngang hoặc giá biến động mạnh không rõ xu hướng, nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng chỉ báo cầu vồng để xác nhận các tín hiệu vào lệnh. Cụ thể, trong các trường hợp này, nhà đầu tư sẽ chọn tín hiệu Pullback là các đường MA có chu kỳ nhỏ hơn và tận dụng sự nhạy cảm của các đường MA chu kỳ số 9 để làm tín hiệu vào lệnh

Khi nào nên đóng một vị thế?

Để đảm bảo hiệu quả của các lệnh giao dịch với Rainbow Moving Average, nhà đầu tư sẽ ưu tiên sử dụng lệnh Stop Loss và Take Profit để đóng 1 vị thế. Trong đó:

  • Điểm dừng lỗ (Stop Loss) sẽ được đặt ở mức giá thấp nhất trong 5 cây nến ngay trước đó. Để tối ưu lợi nhuận tốt hơn, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng lệnh Trailing Stop với cách đặt tương tự.
  • Điểm chốt lời (Take Profit) sẽ được đặt theo tỷ lệ R:R. Có nghĩa là mức mục tiêu lợi nhuận sẽ gấp đôi, gắp ba hoặc bằng 1: 1 so với mức rủi ro có thể nhận.

Ví dụ đối với lệnh mua: Ta có lệnh dừng lỗ sẽ được đặt ở mức thấp nhất trong 5 cây nến ngay trước đó, còn lệnh chốt lời sẽ được đặt ở mức cao gấp đôi, hoặc gấp 3 lần so với mức rủi ro có thể nhận. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây để biết được cách đặt Stop Loss và Take Profit khi giao dịch với chỉ báo cầu vồng.

Hướng dẫn cài đặt điểm chốt lời và cắt lỗ khi giao dịch với chỉ báo cầu vồng
Hướng dẫn cài đặt điểm chốt lời và cắt lỗ khi giao dịch với chỉ báo cầu vồng.

Ví dụ đối với lệnh bán. Ta cũng có lệnh dừng lỗ sẽ được đặt ở mức giá cao nhất trong 5 cây nến ngay trước đó, còn lệnh chốt lời sẽ được đặt ở mức cao gấp đôi, hoặc gấp 3 lần so với mức rủi ro có thể nhận. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây để biết được cách đặt Stop Loss và Take Profit khi vào lệnh bán với chỉ báo cầu vồng

Hướng dẫn cài đặt điểm chốt lời và cắt lỗ khi đặt lệnh bán với chỉ báo cầu vồng
Hướng dẫn cài đặt điểm chốt lời và cắt lỗ khi đặt lệnh bán với chỉ báo cầu vồng.

Hạn chế của hệ thống chỉ báo cầu vồng

Hạn chế lớn nhất của hệ thống chỉ báo cầu vồng sau mưa chính là việc các đường trung bình động đều là chỉ báo trễ (bao gồm cả MA, SMA hay EMA). Các chỉ báo này được hình thành từ những dữ liệu trong quá khứ và chúng không có khả năng dự đoán tương lai.

Như vậy, khi chờ đợi các tín hiệu vào lệnh, hay tín hiệu giao nhau giữa các đường MA đôi khi có thể khiến nhà đầu tư thoát lệnh, hoặc vào lệnh muộn hơn so với thị trường, đặc biệt là trong các trường hợp giá có xu hướng biến động mạnh mẽ. Hơn thế nữa, khi giá biến động không rõ xu hướng, các đường trung bình động sẽ liên tục giao nhau, điều này có thể khiến nhà đầu tư vào lệnh không hiệu quả và phải chịu rủi ro.

Trong biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy rõ rằng giá đã giảm được một khoảng trước khi chỉ báo cầu vồng xác nhận tín hiệu giao dịch.

Độ trễ chính là hạn chế lớn nhất của chỉ báo cầu vồng sau mưa
Độ trễ chính là hạn chế lớn nhất của chỉ báo cầu vồng sau mưa.

Chính vì hạn chế trên, nhà đầu tư được khuyến khích kết hợp chỉ báo cầu vồng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác để đảm bảo hiệu quả của giao dịch. Trong đó, ta có một số công cụ được khuyến nghị như RSI, MACD hay CRSI đều là là những công cụ phân tích mạnh mẽ có thể dùng chung với chỉ báo cầu vồng. 

Ví dụ khi kết hợp chỉ báo cầu vồng kết hợp với RSI

Dữ liệu Thị Trường và Cài Đặt Chỉ Báo

Cặp tiền tệ: EUR/USD

Khung thời gian: H4

Chỉ báo cầu vồng: Áp dụng 6 đường EMA với các chu kỳ là 6, 12, 18, 24, 30, và 36 giờ.

Phân Tích và Xác Định Xu Hướng

Ngày 1:

  • Giá mở cửa: 1.1200
  • Giá đóng cửa: 1.1250
  • EMA 6: 1.1230
  • EMA 12: 1.1225
  • EMA 18: 1.1220
  • EMA 24: 1.1215
  • EMA 30: 1.1210
  • EMA 36: 1.1205
  • RSI (14): 55 (xác nhận xu hướng tăng)

Phân Tích: Đường EMA 6 và EMA 12 cắt lên trên các đường EMA dài hạn, tạo ra một tín hiệu xu hướng tăng. RSI trên 50 cũng củng cố niềm tin vào xu hướng tăng.

Tìm Điểm Vào Lệnh

Ngày 2:

  • Giá giảm nhẹ và chạm vào: EMA 18 (1.1220)
  • Tín hiệu mua: Khi giá chạm vào EMA 18 và RSI vẫn trên 50 nhưng không quá mua.
  • Giá vào lệnh: 1.1225
  • Đặt Stop Loss và Take Profit
  • Stop Loss: Đặt dưới EMA 36 và mức hỗ trợ gần nhất, ở mức 1.1200 (25 pips dưới giá vào lệnh).
  • Take Profit: Dựa trên tỷ lệ R:R 1:3, đặt ở mức 1.1300 (75 pips trên giá vào lệnh).
  • Quản Lý Giao Dịch
  • Theo dõi: Theo dõi biểu đồ và điều chỉnh Stop Loss lên 1.1220 (break-even) khi giá di chuyển lên 1.1275.
  • Điều chỉnh Take Profit: Nếu thị trường cho thấy dấu hiệu tiếp tục tăng mạnh, điều chỉnh Take Profit lên 1.1325 để tối đa hóa lợi nhuận.
  • Kết quả
  • Giá tăng lên và chạm vào mức Take Profit ở 1.1300, mang lại lợi nhuận 75 pips từ giao dịch này.

Ví dụ này minh họa cách tôi áp dụng chỉ báo cầu vồng cùng với RSI để xác định điểm vào lệnh và quản lý rủi ro một cách hiệu quả trong giao dịch EUR/USD trên khung thời gian H4. Quan trọng nhất là luôn nhớ rằng việc áp dụng bất kỳ chiến lược giao dịch nào cũng cần phải dựa trên phân tích kỹ lưỡng, quản lý rủi ro chặt chẽ, và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giao dịch dựa trên điều kiện thị trường thực tế.

Chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu thị trường thực tế và một phân tích kỹ thuật chi tiết hơn. Ví dụ này sẽ tập trung vào cặp tiền tệ EUR/USD trong một khung thời gian H4 (4 giờ), với việc áp dụng chỉ báo cầu vồng và một số công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác định điểm vào lệnh và quản lý rủi ro.

Dữ liệu Thị Trường và Cài Đặt Chỉ Báo
Cặp tiền tệ: EUR/USD
Khung thời gian: H4
Chỉ báo cầu vồng: Áp dụng 6 đường EMA với các chu kỳ là 6, 12, 18, 24, 30, và 36 giờ.
Phân Tích và Xác Định Xu Hướng
Ngày 1:

Giá mở cửa: 1.1200
Giá đóng cửa: 1.1250
EMA 6: 1.1230
EMA 12: 1.1225
EMA 18: 1.1220
EMA 24: 1.1215
EMA 30: 1.1210
EMA 36: 1.1205
RSI (14): 55 (xác nhận xu hướng tăng)
Phân Tích: Đường EMA 6 và EMA 12 cắt lên trên các đường EMA dài hạn, tạo ra một tín hiệu xu hướng tăng. RSI trên 50 cũng củng cố niềm tin vào xu hướng tăng.

Tìm Điểm Vào Lệnh
Ngày 2:

Giá giảm nhẹ và chạm vào: EMA 18 (1.1220)
Tín hiệu mua: Khi giá chạm vào EMA 18 và RSI vẫn trên 50 nhưng không quá mua.
Giá vào lệnh: 1.1225
Đặt Stop Loss và Take Profit
Stop Loss: Đặt dưới EMA 36 và mức hỗ trợ gần nhất, ở mức 1.1200 (25 pips dưới giá vào lệnh).
Take Profit: Dựa trên tỷ lệ R:R 1:3, đặt ở mức 1.1300 (75 pips trên giá vào lệnh).
Quản Lý Giao Dịch
Theo dõi: Theo dõi biểu đồ và điều chỉnh Stop Loss lên 1.1220 (break-even) khi giá di chuyển lên 1.1275.
Điều chỉnh Take Profit: Nếu thị trường cho thấy dấu hiệu tiếp tục tăng mạnh, điều chỉnh Take Profit lên 1.1325 để tối đa hóa lợi nhuận.
Kết quả
Giá tăng lên và chạm vào mức Take Profit ở 1.1300, mang lại lợi nhuận 75 pips từ giao dịch này.
Kết Luận
Ví dụ này minh họa cách tôi áp dụng chỉ báo cầu vồng cùng với RSI để xác định điểm vào lệnh và quản lý rủi ro một cách hiệu quả trong giao dịch EUR/USD trên khung thời gian H4. Quan trọng nhất là luôn nhớ rằng việc áp dụng bất kỳ chiến lược giao dịch nào cũng cần phải dựa trên phân tích kỹ lưỡng, quản lý rủi ro chặt chẽ, và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giao dịch dựa trên điều kiện thị trường thực tế.


Trên đây là một số thông tin cơ bản mà Tamnhindautu đã tổng hợp lại để giải thích về chỉ báo cầu vồng trong giao dịch và phân tích kỹ thuật. Là một trong những công cụ được đánh giá rất cao với khả năng sử dụng linh hoạt, chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm để sử dụng chỉ báo cầu vồng một cách hiệu quả hơn.

Xem thêm

Liên quan