Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024
HomeKiến thứcChi phí khả biến là gì? Ví dụ và công thức tính...

Chi phí khả biến là gì? Ví dụ và công thức tính chi phí khả biến

Share

Chi phí khả biến khi kết hợp cùng chi phí cố định sẽ tạo nên tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm. Loại chi phí này có thể thay đổi dựa theo tổng số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Vậy chi phí khả biến là gì? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tamnhindautu để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!

Chi phí khả biến là gì?

Chi phí khả biến là thuật ngữ chỉ những loại chi phí có thể thay đổi theo quy mô sản lượng. Đó là các khoản tiền được chi trả cho những nhân tố biến đổi như lực lượng lao động, nguyên vật liệu sản xuất, v.v.

Chi phí khả biến ngắn hạn được mô tả bằng biểu đồ chữ S vì có mức sản lượng thấp, tổng chi phí khả biến tăng chậm. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng từ quy luật lợi suất tăng dần thu thập được thông qua đầu vào nhân tố biến đổi.

Chi phí khả biến là gì
Chi phí khả biến là gì?

Trong trường hợp sản lượng ở mức cao, tổng chi phí khả biến sẽ tăng nhanh hơn vì bị tác động bởi quy luật lợi suất giảm dần dựa trên quy mô đầu vào biến đổi. 

Đồng thời, chi phí biến đổi trung bình ban đầu giảm vì quy luật lợi suất tăng dần của nhân tố đầu vào biến đổi, sau đó tăng lại do tác động của quy luật lợi suất giảm dần của đầu vào biến đổi đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

Xét về lý thuyết thị trường, một doanh nghiệp sẽ rời bỏ ngành khi doanh nghiệp đó không có khả năng kiếm đủ doanh thu để bù đắp vào tổng chi phí biến đổi trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có khả năng tạo ra doanh thu đủ để bù đắp vào tổng chi phí biến đổi cũng như một phần chi phí cố định, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động mặc dù tình hình kinh doanh có thể bị lỗ.

Tổng chi phí phát sinh của một doanh nghiệp tính được dựa vào chi phí khả biến và chi phí cố định. Trong đó, chi phí cố định là số tiền không thay đổi theo số sản lượng ví dụ như tiền thuê mặt bằng xưởng sản xuất, v.v.

Công thức tính và ví dụ về chi phí khả biến
Chi phí khả biến đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Công thức tính chi phí khả biến:

Chi phí khả biến = Lượng sản phẩm đầu ra * Giá biến đổi trên một đơn vị đầu ra

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này, Tamnhindautu sẽ đưa ra một ví dụ về chi phí khả biến như sau:

Để sản xuất được 1.000 sản phẩm đường tinh luyện nhà máy A phải tốn 20.000.000 VND tiền chi phí biến đổi cho các nguyên liệu đầu vào như đường mía, nước,… Tuy nhiên, nếu muốn sản xuất ra 2.000 sản phẩm đường thì nhà máy cần chi trả 40.000.000 VND cho việc mua nguyên liệu. Từ ví dụ này bạn có thể thấy, khi sản lượng tăng lên thì chi phí khả biến cũng tăng và ngược lại.

Cách phân loại chi phí khả biến

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chi phí khả biến có thể phân thành những loại sau:

Biến phí tỷ lệ

Biến phí tỷ lệ là một loại biến phí cho thấy sự biến động sẽ luôn tỷ lệ thuận với mức hoạt động của doanh nghiệp. Đây là loại biến phí được dùng để tính:

  • Chi phí của các nguyên liệu đầu vào.
  • Chi phí nhân viên.
  • Chi phí chiết khấu bán hàng.

Ở thời điểm hiện tại, biến phí tỷ lệ sẽ được tính dựa trên công thức: Y = b.X.

Cụ thể:

  • Y: Tổng biến phí.
  • b: Biến phí từ một đơn vị hoạt động.
  • X: Mức độ hoạt động của một doanh nghiệp.

Từ đó bạn có thể thấy rằng, một doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát tốt được biến phí khi chủ doanh nghiệp vừa quản lý tốt tổng số biến phí và vừa kiểm soát tốt biến phí tính trên một đơn vị hoạt động. 

Biến phí cấp bậc

Biến phí cấp bậc là những biến phí thay đổi trong trường hợp mức độ hoạt động của doanh nghiệp đạt đến giới hạn nhất định.

Một số biến phí cấp bậc phổ biến như: chi phí lương của công nhân bảo trì, chi phí điện nước,… tỷ lệ của các chi phí này sẽ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động của thiết bị tăng hoặc giảm đến một phạm vi nhất định.

Hàm chí phí khả biến
Sơ đồ chi phí khả biến cấp bậc

Tóm lại, biến phí cấp bậc có mối quan hệ tỷ lệ nhưng lại không tuyến tính với mức hoạt động thay đổi, cho phép chi phí được thay đổi nhằm tương ứng với mức hoạt động mới của doanh nghiệp.

Đồng thời, các chi phí này sẽ thay đổi để phù hợp với mức hoạt động, quy mô sản xuất hoặc máy móc thiết bị.

Câu hỏi thường gặp

Chi phí khả biến tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có hoạt động, biến phí sẽ xuất hiện và tăng theo. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có hoạt động nào, biến phí sẽ bằng 0.

Hiểu rõ chi phí khả biến sẽ giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát được tình hình tài chính của công ty. Hy vọng bài viết Chi phí khả biến là gì? Cách phân loại chi phí khả biến đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này. Theo dõi Tamnhindautu ngay để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Kinh tế Vi Mô – Vĩ Mô bổ ích khác nhé!

Xem thêm

Liên quan