Thứ tư, Tháng năm 14, 2025
HomeKiến thứcKinh tế học là gì? Ví dụ về 10 nguyên lý kinh...

Kinh tế học là gì? Ví dụ về 10 nguyên lý kinh tế học

Share

Kinh tế học là gì? Ví dụ về 10 nguyên lý kinh tế học

Kinh tế học có lẽ là khái niệm mà rất nhiều người đã từng nghe qua, song không phải ai cũng hiểu và có thể định nghĩa chính xác kinh tế học là gì. Vì vậy, hãy cùng Tamnhindautu tìm hiểu chi tiết về khái niệm kinh tế học, cũng như vai trò, nguyên lý và các trường phái kinh tế học hiện nay qua bài viết này nhé!

Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội tập trung vào nghiên cứu về sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ. Mục đích chính của việc nghiên cứu kinh tế học là giải thích cách thức mà các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và quốc gia lựa chọn để phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Ngoài ra, ngành kinh tế cũng được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, pháp luật, tâm lý học, kinh doanh,…

Có thể phân loại kinh tế học thành hai bộ phận chủ yếu là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:

  • Kinh tế học vi mô: Chuyên nghiên cứu, phân tích hành vi kinh tế của các tác nhân, nhóm đơn lẻ cấu thành nên nền kinh tế như người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh, chính phủ.
  • Kinh tế học vĩ mô: Chuyên nghiên cứu các vấn đề tổng hợp của nền kinh tế như chu kỳ kinh tế, tình hình tăng trưởng, mức độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài chính – tiền tệ,…

Nhìn chung, kinh tế vĩ mô coi toàn bộ nền kinh tế là một bức tranh tổng thể và thực hiện nghiên cứu các vấn đề tổng hợp. Còn kinh tế vi mô sẽ tập trung vào sự lựa chọn cá nhân, nghiên cứu từng chi tiết cấu thành nên bức tranh tổng thể.

1-khai-niem-kinh-te-hoc-la-gi
Khái niệm kinh tế học là gì?

Lịch sử phát triển của kinh tế học

Lịch sử phát triển của ngành kinh tế học có thể được chia làm 3 giai đoạn chính, bao gồm:

Giai đoạn 1: Từ năm 1776 đến 1936

Với cuốn sách “The Wealth of Nations” (Sự giàu có của các quốc gia) được xuất bản vào năm 1776, nhà triết học người Scotland Adam Smith được công nhận là cha đẻ của ngành kinh tế học hiện đại. Ông đã đặt nền móng cho kinh tế học, đề cao vai trò của thị trường và phân công lao động. 

Tuy nhiên, cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933, cộng với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929 đã khiến cho lý thuyết của Adam Smith không còn được tin tưởng như trước.

2-scotland-adam-smith-la-cha-de-nganh-kinh-te-hoc-hien-dai
Scotland Adam Smith được công nhận là cha đẻ của ngành kinh tế học hiện đại

Giai đoạn 2: Từ năm 1936 đến 1971

Nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu chuyển sang giai đoạn độc quyền. Các cuộc khủng hoảng nổ ra liên lục, nền kinh tế toàn cầu suy thoái và không có dấu hiệu phục hồi. 

Cũng trong giai đoạn này, John Maynard Keynes xuất bản cuốn “General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ). John Maynard Keynes đề cao vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế.

Giai đoạn 2: Từ năm 1971 đến nay

Sự can thiệp của Chính phủ đôi khi không còn hiệu quả, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa vẫn tiếp tục khủng hoảng. Nhà kinh tế người Mỹ Paul Anthony Samuelson cho rằng cần sử dụng kinh tế học vĩ mô tổng hợp để điều tiết nền kinh tế.

3-paul-anthony-samuelson-la-dai-bieu-cua-truong-phai-kinh-te-hoc-vi-mo-tong-hop
Paul Anthony Samuelson là một kinh tế gia người Mỹ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Vai trò của một nhà kinh tế

Một nhà kinh tế học có vai trò nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn lực và sản lượng hoặc sự tiêu thụ của xã hội. Kiến thức của họ góp phần vào việc xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến lãi suất, thuế, việc làm, hiệp định thương mại quốc tế hay chiến lược của doanh nghiệp.

Các kinh tế gia cũng thực hiện phân tích các chỉ số kinh tế, ví dụ như tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI,… Từ đó xác định các xu hướng tiềm năng hoặc đưa ra dự báo cho nền kinh tế.

Thuật ngữ kinh tế học cơ bản

Một số thuật ngữ kinh tế học cơ bản thường được sử dụng bao gồm:

  • Kinh tế học – Economics
  • Nền kinh tế – Economy
  • Kinh tế vĩ mô – Macroeconomics
  • Kinh tế vi mô – Microeconomics
  • Sự khan hiếm – Scarcity
  • Tổng cầu – Demand
  • Tổng cung – Supply
  • Tiêu thụ – Consumption
  • Hiệu quả- Efficiency
  • Công bằng – Equality
  • Điểm cân bằng – Equilibrium
  • Sức mạnh thị trường – Market power
  • Năng suất – Productivity
  • Lạm phát – Inflation
  • Thất nghiệp – Unemployment
  • Nền kinh tế thị trường – Market economy
  • Tăng trưởng kinh tế – Economic growth
  • Chính sách tài khóa – Fiscal policy
4-kinh-te-hoc-tieng-anh-la-economics
Tên tiếng Anh của kinh tế học là gì? Kinh tế học tiếng Anh là Economics

Ví dụ về 10 nguyên lý kinh tế học bạn cần phải biết

Sau đây là 10 nguyên lý của kinh tế học mà bạn cần biết nếu muốn tìm hiểu về ngành này:

  • Nguyên lý 1 – Con người phải đối mặt với sự đánh đổi: Để có thể nhận được một thứ ưa thích thì người ta phải đánh đổi một thứ khác. Hay cũng có thể hiểu, con người phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.
  • Nguyên lý 2 – Chi phí của một thứ là tổn thất mà bạn phải bỏ ra để có được: Người ta thường so sánh chi phí và lợi ích sẽ nhận được khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tính toán rõ ràng chi phí của một hành động.
  • Nguyên lý 3 – Con người hành động, suy nghĩ tại điểm cận biên: Hiếm khi các quyết định trong cuộc sống sẽ được giải quyết bởi câu trả lời Có hoặc Không mà thường sẽ có sự tăng thêm/giảm đi một lượng nào đó. Các nhà kinh tế học sử dụng điểm cận biên để điều chỉnh nhỏ và tăng dần kế hoạch hành động.
  • Nguyên lý 4 – Con người phản ứng lại các kích thích: Dựa trên sự so sánh giữa chi phí và lợi ích, hành vi của con người có thể thay đổi khi chi phí, lợi ích hoặc cả hai yếu tố thay đổi.
  • Nguyên lý 5 – Thương mại làm cho mọi người đều có lợi.
  • Nguyên lý 6 – Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế.
  • Nguyên lý 7 – Đôi khi Chính phủ cải thiện được kết cục của thị trường: Sự can thiệp của Chính phủ nhằm thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội. Hầu hết các chính sách đều nhằm mục tiêu vừa tăng trưởng kinh tế tổng thể, vừa thay đổi cách thức phân chia nền kinh tế.
  • Nguyên lý 8 – Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất: Người lao động của quốc gia sản xuất được lượng hàng hóa/dịch vụ lớn thì mức sống sẽ cao hơn các quốc gia có năng lực sản xuất kém.
  • Nguyên lý 9 – Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền: Sự gia tăng quá mức của lượng tiền khiến tiền mất giá, gây ra lạm phát.
  • Nguyên lý 10 – Trong ngắn hạn, Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: Chính sách cắt giảm lạm phát có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong tạm thời.
5-con-nguoi-phai-danh-doi-muc-tieu-nay-de-dat-muc-tieu-khac
Con người phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được mục tiêu khác

5 Trường phái kinh tế học hiện nay

Có nhiều trường phái kinh tế học khác nhau, trong đó có 5 trường phái chính. Cụ thể, 5 trường phái kinh tế học là gì?

Kinh tế học cổ điển

Trường phái cổ điển là trường phái kinh tế thống trị vào thế kỷ thứ XVIII – XIX, do các nhà kinh tế như Adam Smith, Thomas Malthus, William Petty, David Ricardo, François Quesnay,… thành lập. Trường phái này tập trung vào việc nghiên cứu cơ chế thị trường tự do, phát triển các lý thuyết về giá, cung cầu, phân phối. 

Đặc biệt, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng Chính phủ chỉ giữ vững các điều kiện để phát triển thị trường, không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế.

Kinh tế học hậu cổ điển

Vào thập niên 30 của thế kỷ XX thì trường phái hậu cổ điển do nhà kinh tế lỗi lạc John Maynard Keynes khởi xướng bắt đầu phát triển. Khác với trường phái cổ điển, trường phái hậu cổ điển lại cổ súy cho sự can thiệp của nhà nước. Chính quyền đưa ra các chính sách và công vụ tài chính để ổn định kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng lượng cầu hàng hóa và tỷ lệ tiêu dùng.

6-john-maynard-keynes-khoi-xuong-truong-phai-co-dien
Trường phái cổ điển do John Maynard Keynes khởi xướng vào đầu thế kỷ XX

Kinh tế học Áo

Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX thì trường phái kinh tế học Áo được ra đời. Trường phái này do Friedrich von Wieser, Eugen von Böhm-Bawerk và Carl Menger đại diện. Những người theo trường phái Áo tập trung vào việc phân tích hành động có mục đích của cá nhân để nghiên cứu hiện tượng kinh tế. Bởi theo họ, quyết định cá nhân là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, trường phái kinh tế Áo lại bị nhiều nhà kinh tế hiện đại phê phán. Họ cho rằng trường phái này đang bác bỏ phương pháp kinh tế lượng, kinh tế học thực chứng. Đồng thời quá đề cao việc phân tích kinh tế vĩ mô, không đúng với khuôn khổ của kinh tế chính thống.

Kinh tế học Marx

Trường phái Marx được ra đời vào thế kỷ XIX, dựa trên công trình nghiên cứu của Karl Marx. Trường phái tư tưởng kinh tế Marx tập trung vào vai trò của người lao động, quan hệ sản xuất và giai cấp trong xã hội. Bởi, Karl Marx cho rằng các vấn đề kinh tế xuất phát từ nguyên nhân chính là sự bất công bằng, tầng lớp tư sản bóc lột tầng lớp công nhân.

7-karl-marx-la-nguoi-khoi-xuong-truong-phai-marx
UNSPECIFIED – CIRCA 1865: Karl Marx (1818-1883), philosopher and German politician. (Photo by Roger Viollet Collection/Getty Images)

Các nhà nghiên cứu theo trường phái Marx cho rằng tạo ra xã hội công bằng sẽ giải quyết các vấn đề kinh tế

Kinh tế học học thuyết trò chơi

Trường phái học thuyết trò chơi được phát triển bởi các kinh tế gia như Thomas Schelling, John Nash,… Những nhà kinh tế theo trường phái này tập trung vào việc nghiên cứu lý thuyết các trò chơi hợp tác, chiến thuật tối ưu cho một nhóm các cá nhân, ảnh hưởng của quyết định mà các tác nhân lựa chọn đến sự phát triển kinh tế.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về kinh tế học là gì, vai trò, nguyên lý và các trường phái kinh tế học hiện tại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến ngành khoa học này. Để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác, hãy theo dõi website Tamnhindautu nhé!

Xem thêm

Liên quan