Mục Lục
Lợi thế tuyệt đối giúp các quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào một sản phẩm cụ thể để tạo ra sản lượng lớn với mức chi phí thấp. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tamnhindautu ngay nhé!
Lợi thế tuyệt đối là gì?
Lợi thế tuyệt đối là các mục tiêu mà quốc gia đạt được khi tập trung tính chuyên môn hóa trong sản xuất một sản phẩm. Sau đó, trao đổi sản phẩm sản xuất được với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh và thấp hơn chi phí trung bình của thế giới. Điều này sẽ tạo ra lợi ích chung giữa các quốc gia trên thế giới.
Ví dụ: Thái Lan là quốc gia có lợi thế lớn trong sản xuất gạo bởi vì họ sở hữu nhiều phương pháp sản xuất số lượng lớn sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia còn lại.
Trong khi đó, Đài Loan là khu vực sở hữu nhiều lợi thế trong việc sản xuất chất bán dẫn.
Dựa theo khái niệm lợi thế tuyệt đối, Thái Lan cần tập trung vào việc sản xuất gạo và thực hiện nhập khẩu chất bán dẫn từ Đài Loan.
Ngược lại, Đài Loan nên đẩy mạnh ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn và nhập khẩu gạo của Thái Lan. Từ đó, cả Thái Lan và Đài Loan điều có lợi vì đã sử dụng tài nguyên của mình một cách hiệu quả.
Nguồn gốc của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Vào thế kỷ XVIII, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa trọng thương đã làm hạn chế đến hoạt động tự do thương mại trong sản xuất và tiêu dùng. Những hạn chế này có tác động tiêu cực đến lợi ích của tầng lớp tư bản nông nghiệp, công nghiệp cũng như nội thương. Song, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng lao động đã thúc đẩy nhiều học thuyết kinh tế mới ra đời.
Cũng trong thời điểm này, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong hoạt động ngoại thương có nhiều điểm phù hợp với giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Để hiểu rõ lợi thuyết tuyệt đối Adam Smith, bạn cần hiểu được bản chất của mô hình kinh tế cổ điển.
Trước đây, các nhà kinh tế cổ điển cho rằng đất đai chính là yếu tố phản ánh mức độ tăng trưởng của sản xuất. Khi nhu cầu sử dụng lương thực tăng mạnh mẽ, họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trên chính các mảnh đất thiếu màu mỡ đó. Tuy nhiên, lợi nhuận thu về lại không đúng với mong muốn nên việc sản xuất không được tiếp tục.
Trước tình hình này, Adam Smith cho rằng việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với chi phí rẻ hơn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu. Đây được gọi là lợi thế tuyệt đối trong hoạt động ngoại thương.
Như vậy bạn có thể thấy rằng, người ta so sánh chi phí sản xuất ra một sản phẩm để quyết định lĩnh vực nào có lợi thế tuyệt đối của một quốc gia. Trong trường hợp quá trình để sản xuất ra một sản phẩm có chi phí cao, quốc gia đó sẽ nhập khẩu sản phẩm từ quốc gia khác với chi phí thấp hơn.
Việc nhập khẩu sản phẩm của nước khác sẽ mang lại lợi ích thương mại cho cả hai phía. Đối với quốc gia xuất khẩu, sản phẩm bán ra có khả năng thu được lợi nhuận cao. Đối với quốc gia nhập khẩu, sẽ có được sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước với mức chi phí vừa phải. Trường hợp này được gọi là bù đắp sự yếu kém trong khả năng sản xuất của quốc gia.
Ở thời điểm hiện tại, việc tiếp tục khai thác lợi thế tuyệt đối giữ vai trò then chốt trong trường hợp chưa có đủ tiềm lực để sản xuất ra các sản phẩm như máy móc thiết bị với những quốc gia đang phát triển. Ví dụ, một quốc gia chưa đủ kỹ thuật và công nghệ để xây dựng những cây cầu dài nối qua sông sẽ tác động nhiều đến quá trình thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Ngoài ra, những khoản tiết kiệm sẽ không thể trở thành vốn đầu tư nếu như các tư liệu sản xuất mà doanh nghiệp cần đến chưa có. Lý do dẫn đến việc thiếu hụt tư liệu khi doanh nghiệp cần chính là quốc gia chưa có khả năng sản xuất và phải nhập khẩu từ nước khác.
Đồng thời, công nhân trong nước phải mất một khoảng thời gian để học sử dụng những tư liệu này và nghiên cứu cách tạo ra chúng. Chính điều này đã giúp bù đắp tốt sự thiếu hụt sản phẩm giữa các nước phát triển và đang phát triển. Hay nói một cách khác, việc nhập khẩu tư liệu sản xuất công nghiệp của các nước đang phát triển được đánh giá là một lợi thế tuyệt đối của các nước phát triển.
Ưu nhược điểm của lợi thế tuyệt đối
Ưu điểm
Tăng năng suất và sản lượng: Nếu quốc gia tập trung phát triển lợi thế tuyệt đối, sản lượng sản phẩm được sản xuất và chi phí sẽ tỉ lệ nghịch với nhau. Tức là, lượng hàng hóa sẽ tăng lên và chi phí giảm xuống. Điều này dẫn đến tác động tích cực cho hoạt động sản xuất vì năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể.
Giảm chi phí sản xuất: Tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả triệt để sẽ làm giảm chi phí sản xuất một sản phẩm.
Nâng cao khả năng trao đổi hàng hóa: Khi sở hữu lợi thế tuyệt đối để sản xuất ra một sản phẩm, quốc gia đó sẽ có sự cạnh tranh lớn hơn các quốc khác trên thị trường vì có giá cả tốt hơn giúp trao đổi sản phẩm dễ dàng.
Dễ dàng phân công lao động: Một quốc gia phát triển lợi thế tuyệt đối tốt sẽ cần ít nhân công hơn để tạo các sản phẩm có cùng sản lượng. Do đó, người lao động có thể được phân bổ để sản xuất những sản phẩm khác hoặc làm việc trong ngành dịch vụ.
Nâng cao trách nhiệm xã hội: Nếu sở hữu lợi thế tuyệt đối ở một số ngành như y tế, sức khỏe. Quốc gia sẽ thực hiện cung cấp các sản phẩm của ngành cho những quốc gia khác nhằm hỗ trợ nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, lợi thế tuyệt đối còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Bởi vì, lợi thế tuyệt đối sẽ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như nguồn tài nguyên, chất lượng sản phẩm và nhu cầu của thị trường. Nếu một trong những yếu tố kể trên không dồi dào hoặc không được thực hiện tốt thì khả năng cạnh tranh trên thị trường của lợi thế tuyệt đối sẽ bị ảnh hưởng lớn cho dù đó là trong nước hay ngoài nước.
Phụ thuộc vào nhu cầu thị trường: Phát huy tốt lợi thế tuyệt đối nghĩa là tập trung sản xuất lượng lớn hàng hóa. Tuy nhiên, việc trao đổi những hàng hóa này ra thị trường có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu nhu cầu giảm, các quốc gia có thể không bán được hàng hoặc phải bán với giá thấp. Điều này khiến giảm sản lượng kinh tế và không phát huy được lợi thế quốc gia.
Rủi ro về thị trường: Nếu một quốc gia xem sản phẩm có lợi thế tuyệt đối là mặt hàng chủ lực thì họ sẽ gặp nhiều rủi ro về kinh tế nếu sức mua thị trường giảm hoặc thay đổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, một vài sản phẩm có thể bị thay thế bằng công nghệ tiên tiến hoặc sản phẩm tốt hơn. Thậm chí, một sản phẩm có thể bị loại khỏi thị trường. Do vậy, quốc gia cần cập nhật liên tục xu hướng thị trường để thích nghi và thay đổi kịp thời.
Bỏ qua những cơ hội khác: Khi quá tập trung vào hoạt động phát triển lợi thế tuyệt đối, quốc gia có thể bỏ lỡ những cơ hội phát triển khác. Điều này hạn chế sự đa dạng hóa nền kinh tế đất nước.
Xảy ra vấn đề bất bình đẳng: Những cá nhân có lợi thế tuyệt đối sẽ có thu về nhiều lợi ích hơn người khác và gây ra sự chênh lệch trong thu nhập từ đó dẫn đến các vấn đề xã hội khác được phát sinh.
Cách phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
Lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh có một vài điểm giống và khác nhau như sau:
Điểm giống nhau:
- Đề cao sự ảnh hưởng, vai trò của các cá nhân, tổ chức và ủng hộ thương mại tự do.
- Cả bên mua và bán đều đạt được lợi ích khi trao đổi.
- Tính ưu Việt của chuyên môn hóa được bộc lộ một cách rõ rệt.
Điểm khác nhau:
Bạn có thể dựa vào các yếu tố dưới đây để nhận ra sự khác nhau giữa 2 lợi thế này:
- Lợi thế tuyệt đối sẽ dựa vào chi phí tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa các quốc gia khi tham gia mua bán hàng hóa. Ví dụ, Việt Nam có chi phí sản xuất gạo và cà phê thấp hơn Nga. Nếu xét về lợi thế tuyệt đối, Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu gạo và cà phê sang Nga.
- Lợi thế tương đối dùng chi phí cơ hội trong quá trình sản xuất sản phẩm để so sánh lợi thế tuyệt đối giữa các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế. Ví dụ, để sản xuất được 1 đơn vị gạo Nga cần 5 đơn vị cà phê nhưng Việt Nam chỉ cần 4 đơn vị. Ngược lại, chi phí để sản xuất ra gạo ở Nga lại thấp hơn Việt Nam. Ví dụ này cho thấy giữa hai quốc gia có thể trao đổi sản phẩm cho nhau.
Bài tập về lợi thế tuyệt đối
Để hiểu rõ về lợi thế tuyệt đối, bạn có thể tham khảo bài tập lợi thế tuyệt đối dưới dây:
Cho bảng số liệu dưới đây:
Năng suất lao động (sp/giờ) | US | UK |
Thịt gà (W) | 6 | 1 |
Thịt bò (C) | 4 | 5 |
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy phân tích cơ sở, mô hình và lợi ích mậu dịch của hai quốc gia khi có mậu dịch tự do diễn ra.
Bài giải tham khảo:
- Năng suất lao động = Tổng số lượng sản phẩm/thời gian.
- Chi phí lao động = Thời gian/tổng số lượng sản phẩm.
Trong trường hợp đề bài không đề cập đến năng suất lao động mà chỉ cho chi phí thì bạn cần đổi chi phí sang năng suất lao động.
Cơ sở lý thuyết mậu dịch: Nếu mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hóa vào sản phẩm mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối thì đôi bên cùng có lợi.
Cơ sở mậu dịch của 2 quốc gia là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động:
- Thịt gà (W): US: 6sp/giờ > UK: 1sp/giờ => US có lợi thế tuyệt đối.
- Thịt bò (C): UK: 5sp/giờ > US: 4sp/giờ => UK có lợi thế tuyệt đối.
Mô hình mậu dịch: US: xuất khẩu W và nhập khẩu C. Trong khi đó, UK xuất khẩu C và nhập khẩu W.
Lợi ích mậu dịch:
- Đối với US: Trước khi có mậu dịch: 6W = 4C. Yêu cầu để US đề xuất W: 6W > 4C+
- Đối với UK: Trước khi có mậu dịch: 5C = 1W. Yêu cầu để UK xuất C: 5C > 1W.
=> Khung tỷ lệ trao đổi: 4C < 6W < 30C.
Giả sử ta chọn: 6W = 18C:
- US: Lợi 14C (tiết kiệm 3.5 giờ lao động) (US sản xuất 6W đổi 18C).
- Uk: Lợi 12C (tiết kiệm 2.4 giờ lao động) (UK sản xuất 30C đêm 18C đi đổi).
Lợi thế tuyệt đối giúp một quốc gia nhận ra tiềm năng sản xuất tại một lĩnh vực cụ thể và tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trong việc trao đổi thương mại. Hy vọng bài viết của Tamnhindautu đã giúp bạn hiểu được bản chất của lợi thế tuyệt đối là gì. Theo dõi Tamnhindautu ngay để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé!