Mục Lục
Năng lực sản xuất là một thước đo quan trọng giúp các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất và dự báo dòng tiền hiệu quả.
Nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu về cách yếu tố ảnh hưởng và biết cách cải thiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Vậy cụ thể năng lực sản xuất là gì? Bạn có thể cải thiện năng lực sản xuất như thế nào? Hãy cùng Tamnhindautu tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!
Năng lực sản xuất là gì?
Năng lực sản xuất (Production Capacity) là sản lượng sản phẩm tối đa mà một tổ chức doanh nghiệp có thể sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Năng lực sản xuất có thể đo lường bằng nhiều cách khác nhau, như sản lượng sản xuất trong một ngày, sản lượng trong một quý, sản lượng trong một năm, hay một khoảng thời gian nhất định.
Việc tính toán và nắm rõ năng lực sản xuất của doanh nghiệp là rất quan trọng. Bởi số liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh doanh trọng yếu của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Ví dụ: để đáp ứng số lượng đơn hàng lớn hơn trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất cần biết liệu năng lực sản xuất của họ có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng hay không. Đồng thời, dựa vào năng lực sản xuất mà nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định sử dụng lao động, phân phối nguồn nhân công, máy móc và cơ sở vật chất một cách phù hợp.
Cách tính năng lực sản xuất
Trên thực tế, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tính toán năng lực sản xuất dựa theo rất nhiều công thức khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra hai cách tính năng lực sản xuất phổ biến nhất để bạn đọc tham khảo dễ dàng.
Tìm kết quả đầu ra thực tế
Để tính năng lực sản xuất của doanh nghiệp, bạn chỉ cần đếm số lượng sản phẩm, thành phẩm đã được sản xuất ra trong một khoảng thời gian cụ thể, sau đó chia tổng số sản phẩm đó cho số giờ, hoặc số ngày để có kết quả.
Năng lực sản xuất = Tổng sản phẩm sản xuất / Tổng số thời gian sản xuất.
Mặc dù đây là một cách tính khá dễ dàng và cũng đưa ra số liệu thực tế, nhưng cách tính này lại không mô tả chính xác khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Thay vào đó, nó chỉ tính đến những năng lực đã được chứng minh và không xem xét đến các yếu tố khác, như giờ lao động, kỹ năng lao động, biến động nguồn cung,… Do vậy, không có yếu tố nào đảm bảo sản lượng thực tế trong giai đoạn sắp tới sẽ khớp với sản lượng trong lịch sử.
Tuy nhiên, cách tính dựa trên đầu ra thực tế vẫn là một phương pháp hữu ích, giúp ước tính năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tính toán năng suất thủ công
Việc tính toán năng suất thủ công sẽ phức tạp hơn so với cách tính trên một chút. Trong đó, doanh nghiệp cần chú ý và thực hiện lần lượt ba phép tính sau:
Xác định công suất máy – giờ
Công suất máy-giờ đề cập đến số lượng máy đang hoạt động hàng ngày và số giờ chúng được sử dụng. Trong đó, công thức cơ bản là:
Công suất máy giờ = Số máy có thể sử dụng x Số giờ làm việc.
Ví dụ:
Nếu một nhà máy có 10 máy có thể chạy 16 giờ mỗi ngày trong cả tuần, thì sẽ có 160 giờ máy khả dụng mỗi ngày hoặc 1.120 giờ máy khả dụng mỗi tuần. Cụ thể:
- 10 máy x 16 giờ mỗi ngày = 160 giờ máy mỗi ngày.
- 160 giờ máy mỗi ngày x 7 ngày mỗi tuần = 1.120 giờ máy mỗi tuần.
Tính toán năng lực sản xuất với một sản phẩm
Dựa vào công suất máy – giờ, doanh nghiệp có thể tính toán năng lực sản xuất với một sản phẩm theo công thức sau:
Năng lực sản xuất một sản phẩm = công suất giờ máy / thời gian thông lượng.
Ví dụ:
Nhân viên của công ty A đang làm việc 8 giờ mỗi ngày và họ có sử dụng 10 máy in để sản xuất áo phông in hình. Ta biết thêm, người nhân viên này mất 15 phút để hoàn thành một chiếc áo phông. Như vậy, ta có:
- Công suất giờ máy = 8 x 10 = 80 (giờ-máy).
- Thời gian may 1 chiếc áo = 15 (phút) = 0,25 (giờ).
- Năng lực sản xuất = 80 / 0.25 = 320 áo thun/ ngày.
Tính toán năng lực sản xuất với nhiều mặt hàng
Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều sản xuất nhiều sản phẩm cùng một lúc. Do đó, chúng ta cũng có thể tính toán năng lực sản xuất với nhiều mặt hàng dựa theo công thức sau:
Năng lực sản xuất nhiều mặt hàng = [(số lượng sản phẩm Y x sản lượng sản phẩm Y) + (số lượng sản phẩm Z x sản lượng sản phẩm Z)] / công suất giờ máy.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A đang cùng lúc xử lý đơn hàng bao gồm 12.000 lon bia và 8000 lon Soda. Trong đó thời gian trung bình để hoàn thành một lon bia là 6 giây, đối với lon Soda là 9 giây. Không tính thời gian chuyển đổi và các ràng buộc khác, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng cùng lúc (tính theo phút) ta có:
(12000 x 0,1) + (8000 x 0,15) = 1200 + 1200 = 2400 (phút-máy) = 40 (giờ-máy).
Dựa theo kết quả này, ta biết được công suất giờ máy của doanh nghiệp A là 40 giờ máy. Nói cách khác, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng đơn hàng này trong khoảng 40 giờ làm việc với điều kiện lý tưởng.
Các loại năng lực sản xuất phổ biến hiện nay
Trên thực tế, năng lực sản xuất có thể phân loại dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như quy mô của doanh nghiệp, quy mô ngành, công nghệ ứng dụng, hay mục tiêu chiến lược của công ty. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ có 6 loại năng lực sản xuất phổ biến nhất, cụ thể như sau:
Năng lực linh hoạt
Năng lực sản xuất linh hoạt (Flexible Production) đề cập đến các doanh nghiệp có khả năng sản xuất dễ thích ứng và có thể điều chỉnh nhanh chóng để thay đổi theo nhu cầu thị trường.
Như vậy, năng lực sản xuất linh hoạt có thể giúp tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, hoặc tùy chỉnh sản phẩm để đáp ứng cho các yêu cầu mà khách hàng có đề ra.
Năng lực sản xuất tập trung
Năng lực sản xuất tập trung đề cập đến các doanh nghiệp có khả năng sản xuất tập trung hơn, họ thường chỉ có khả năng sản xuất một loại sản phẩm cụ thể, hoặc các mặt hàng có liên quan đến nhau.
Tuy nhiên, điều này cho phép họ cung cấp mức sản lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Năng lực sản xuất quy mô lớn
Năng lực sản xuất trong quy mô lớn (Large-scale Production) đề cập đến các doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa, sản phẩm với một số lượng rất lớn.
Họ có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp này thường sở hữu những dây chuyền sản xuất tự động, hoặc dây chuyền sản xuất cơ lớn để đáp ứng năng lực sản xuất.
Năng lực sản xuất đàn hồi
Năng lực sản xuất đàn hồi (Responsive Production) là các doanh nghiệp có hệ thống sản xuất có thể thay đổi nhanh chóng, hoặc điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt liên quan đến khách hàng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Cụ thể như khả năng thay đổi kích thước, phạm vi sản xuất, thời gian giao hàng, hay quy trình sản xuất.
Năng lực sản xuất cao cấp
Năng lực sản xuất cấp cao (High-tech Production) là loại năng lực sản xuất có sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất.
Chẳng hạn như hệ thống tự động hóa, dây chuyền sản xuất robot, trí tuệ nhân tạo và máy móc thông minh để tăng cường năng lực và hiệu suất sản xuất.
Năng lực sản xuất xanh
Năng lực sản xuất xanh (Green Production) là các doanh nghiệp có hệ thống sản xuất xanh, họ áp dụng được nhiều công nghệ để giảm tác động tiêu cực đến môi trường, tập trung vào tài nguyên tái chế và hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
Nhờ đó, họ cũng có thể tối ưu các nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng khí thải và chất thải trong quá trình sản xuất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là dựa vào công nghệ máy móc họ đang sở hữu, mà bao gồm nhiều yếu tố khác. Cụ thể như nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, khả năng tổ chức quản lý, quy mô và kế hoạch sản xuất.
Nguồn nhân lực
Bao gồm cả số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Trong đó, số lượng nhân lực sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tổng thể của doanh nghiệp.
Còn chất lượng lao động sẽ liên quan đến kỹ năng, trình độ và hiệu suất làm việc của công nhân. Nếu sở hữu một nguồn lao động tốt, năng lực sản xuất của doanh nghiệp có thể được cải thiện rất nhanh chóng.
Cơ sở vật chất
Các loại máy móc, thiết bị cơ sở vật chất luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Điều này thực chất rất dễ hiểu, bởi ta có thể thấy việc sở hữu máy móc đời mới, chất lượng cao hơn và công nghệ hiện đại hơn sẽ giúp cải thiện đáng kể sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, nâng cao năng lực sản xuất của tổ chức.
Nguyên vật liệu
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, doanh nghiệp cần sở hữu nguồn nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng tốt. Đặc biệt là với những ngành lương thực – thực phẩm, việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu kém chất lượng có thể khiến doanh nghiệp không thể thực hiện sản xuất và hạ thấp năng lực sản xuất của họ.
Mặc dù năng lực sản xuất thường nhắc đến số lượng và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tác thì doanh nghiệp cũng cần sử dụng nguyên vật liệu chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.
Khả năng tổ chức và quy trình quản lý
Yếu tố này bao gồm quy trình quản lý, khả năng phân công công việc và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp. Một hệ thống tổ chức và quản lý tốt luôn biết cách phân bố nguồn nhân lực phù hợp để đảm bảo dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định, trơn chu.
Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn nhân lực, tài nguyên và tăng cường khả năng sản xuất.
Quy mô và khả năng mở rộng
Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường sở hữu năng lực sản xuất vượt trội so với doanh nghiệp cỡ nhỏ. Vì vậy, các nhà quản trị cần chú ý đến quy mô doanh nghiệp để nhận đơn hàng phù hợp với khả năng sản xuất.
Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, việc xử lý đơn hàng lớn có thể gặp nhiều khó khăn. Thay vì tập trung vào số lượng, doanh nghiệp nhỏ nên chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra.
Thời gian và kế hoạch sản xuất
Thời gian và kế hoạch sản xuất là một yếu tố quan trọng liên quan đến năng lực sản xuất của tổ chức. Các doanh nghiệp cần có khả năng lên kế hoạch chi tiết về các hoạt động sản xuất, với quy định thời gian làm việc rõ ràng cho từng giai đoạn sản xuất.
Việc đảm bảo thời gian và kế hoạch sản xuất góp phần lớn giúp doanh nghiệp đạt được năng lực sản xuất tối đa.
Cách cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất
Nếu bạn đang muốn cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, hãy tham khảo thêm một số cách dưới đây.
Giảm downtime trong sản xuất
Downtime, hay thời gian ngừng sản xuất là một yếu tổ ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Nếu bạn nhận thấy sản lượng sản xuất của doanh nghiệp đang thấp hơn so với dự kiến, hãy điều chỉnh lại các khoảng thời gian ngừng sản xuất để kích thích sản lượng.
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Doanh nghiệp có thể bắt đầu với quy trình sản xuất tức thời (JIT – Just In Time) để tối ưu hóa quy trình sản xuất hiện tại. Về cơ bản, quy trình này sẽ tập trung vào bốn vấn đề chính, bao gồm “đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm cần thiết”. Nhờ đó, tối ưu khả năng sản xuất của doanh nghiệp, hạn chế sự dư thừa và lãng phí trong quy trình sản xuất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các hệ thống Lean, hoặc Six Sigma để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Tăng số giờ làm việc của nhân viên
Trong một số khoảng thời gian cần nhanh chóng cải thiện sản lượng sản xuất cho mùa vụ hay để kịp đáp ứng đơn hàng của đối tác, doanh nghiệp cũng có thể tăng số giờ làm việc của nhân viên để đáp ứng khả năng sản xuất.
Tuy nhiên trong những thời điểm này, nhà quản trị cũng cần cân đối khoảng thời gian tăng ca của nhân viên với ngân sách lương. Điều này sẽ giúp tránh sự thất thoát tài chính và đảm bảo khả năng chi trả lương cho người lao động.
Đầu tư vào máy móc, thiết bị sản xuất
Như bạn đã biết cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cũng có thể xem xét đầu tư thêm vào các loại máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại hơn để cải thiện khả năng sản xuất.
Một số dây chuyền Robot sản xuất, máy móc tự động có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng năng cao sản lượng sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, công ty cũng cần có nguồn nhân công chất lượng hơn để điều khiển các dây chuyền tự động này.
Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất
Các doanh nghiệp có năng lực sản xuất linh hoạt thường đối mặt với nhiều thách thức trong việc xây dựng hệ thống sản xuất.
Nguyên nhân là do họ phải đáp ứng đa dạng các loại sản phẩm theo yêu cầu của đối tác và thị trường. Thay vì cố gắng hệ thống hóa quy trình sản xuất, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống quản lý sản xuất chất lượng hơn. Một hệ thống quản lý hiệu quả sẽ dễ dàng thích nghi và linh hoạt làm việc với các quy trình sản xuất khác nhau.
Đánh giá và cải thiện liên tục
Doanh nghiệp cần thường xuyên tính toán năng lực sản xuất dựa trên đầu ra thực tế. Bởi điều này sẽ giúp bạn nắm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của các quy trình làm việc. Từ đó, đảm bảo khả năng cải thiện liên tục của doanh nghiệp.
Trên đây, Tamnhindautu đã tổng hợp một số thông tin cơ bản để giải thích năng lực sản xuất là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn tìm được phương án phù hợp để cải thiện khả năng sản xuất của công ty. Để tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác về Kinh tế Vi Mô – Vĩ Mô, bạn có thể truy cập Tamnhindautu.org để cập nhật thông tin mới nhất nhé.