Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024
HomeKiến thứcNăng suất biên là gì? Quy luật năng suất cận biên giảm...

Năng suất biên là gì? Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Share

Năng suất cận biên của lao động là một trong những thuật ngữ kinh tế quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Giá trị này giúp xác định được nguồn lực nhân công tối ưu để tối đa hóa lượng thành phẩm đầu ra. Vậy năng suất biên MPL là gì? Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho biết điều gì? Cùng Tamnhindautu khám phá khái niệm kinh tế quan trọng này trong bài viết sau nhé!

Năng suất biên là gì?

Năng suất biên hay sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là sự thay đổi trong tổng sản lượng đầu ra khi nguồn nhân công lao động tăng thêm 1 đơn vị, trong trường hợp các yếu tố đầu vào khác không đổi.

Năng suất biên là gì?
Năng suất biên là gì?

Năng suất biên cho biết cách để tăng khối lượng thành phẩm đầu ra thông qua việc tăng một đơn vị lao động, với điều kiện giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác (chẳng hạn như lượng nguyên liệu, máy móc, vốn…).

Ví dụ về năng suất cận biên: Giả sử hàm sản xuất có dạng Q = 30L + 2 thì năng suất biên của lao động MPL = dQ/dL = 30. Tức là khi tăng thêm một nhân công lao động, thì sản lượng sẽ tăng thêm 30 đơn vị. Trong ví dụ trên, Q là sản lượng, L là số lượng lao động. Để tính ra năng suất cận biên, ta sẽ áp dụng công thức đạo hàm để xem xét biến đổi khí nguồn nhân công thay đổi 1 đơn vị. 

Công thức tính năng suất biên

Công thức tính năng suất biên MPL được tính dựa trên sự thay đổi của sản lượng thành phẩm so với sự thay đổi yếu tố lao động đầu vào. Cụ thể:

Công thức tính năng suất biên
Công thức tính năng suất biên

Trường hợp hàm sản xuất là hàm số liên tục thì năng suất biên của lao động có thể được tính bằng kết quả đạo hàm của tổng hàm sản xuất với nguồn lực này. 

Cách tính sản phẩm cận biên của lao động

Ví dụ minh họa cách tính năng suất cận biên giảm dần: 

Giả sử trong một công ty sản xuất thành phẩm, ta có:

  • Hàm sản xuất Q = 10L, trong đó Q là sản lượng, L là số lao động đầu vào.
  • Khi nguồn lực lao động của công ty tăng từ 19 người lên 20 người, áp dụng hàm sản xuất, có thể tính được tổng thành phẩm sản xuất mới là Q = 10*20 = 200 (đơn vị sản lượng).
  • Khi này, áp dụng cách tính năng suất biên, sản lượng ban đầu là 190 (khi L = 10), sản lượng sau điều chỉnh là 200 (khi L = 20), thay đổi 1 đơn vị lao động. Vì vậy, tính được năng suất biên MPL = (200 – 190)/(20 – 1) = 10.

Như vậy, kết quả tính MPL cho thấy, cứ tăng thêm 1 đơn vị lao động thì công ty sẽ tăng được 10 đơn vị sản lượng. Qua công thức này, nhà quản lý sẽ tính toán và ra quyết định hiệu quả về việc có nên tuyển thêm nhân công mới không.

Số lượng lao động (L)Sản lượng thành phẩm (Q)Năng suất cận biên (MPL)
19190N/A
2020010

Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Quy luật năng suất biên giảm dần cho rằng: Năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố đầu vào biến đổi nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một thời điểm cụ thể, khi mà lượng đầu vào biến đổi đó trong quá trình sản xuất ngày càng tăng (với điều kiện không thay đổi các yếu tố đầu vào khác).

Trên đồ thị bên dưới, năng suất cận biên MPL giảm dần được biểu diễn như đường dốc của tổng lượng thành phẩm tại một thời điểm cụ thể.

Ví dụ quy luật năng suất cận biên giảm dần: Doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có quy mô nhà xưởng 50m2 và 3 máy chế biến. Trong đó, quy trình sản xuất bánh kẹo bao gồm các đầu công việc sau:

  • Sơ chế nguyên liệu, trộn bột.
  • Chia theo khối lượng từng sản phẩm.
  • Nướng bánh.
  • Đóng gói.

Khi công ty này chỉ sử dụng 1 lao động (L = 1) để hoàn thành tất cả các mục công việc trên, hiệu quả sản lượng đầu ra sẽ rất thấp vì máy móc, nhà xưởng không được phát huy hết công suất. Nếu doanh nghiệp bắt đầu thuê thêm đơn vị lao động thứ 2 (L = 2) và thứ 3 (L = 3), máy móc, nhà xưởng được tận dụng hiệu quả hơn, hiệu quả sản lượng đầu ra sẽ tăng thêm.

Đến một số lượng nhất định, công ty sẽ đảm bảo được tính chuyên môn hóa, thậm chí là mỗi lao động chỉ đảm nhận một phần công việc theo năng lực sở trưởng. Lúc này, sản lượng đầu ra sẽ gia tăng. 

Quy luật năng suất biên giảm dần
Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tiếp tục thuê thêm nhiều lao động hơn, 3 máy chế biến, không gian nhà xưởng sẽ không thể đáp ứng cho hoạt động sản xuất. Do vậy, sẽ xuất hiện nhiều lao động nhàn rỗi. MPL khi này không tăng mà sẽ bắt đầu giảm xuống khiến cho năng suất giảm dần. Đến một thời điểm nhất định, năng suất biên của lao động sẽ âm, sản lượng đầu ra sẽ bắt đầu giảm khi thêm càng nhiều đơn vị lao động.

Mối quan hệ giữa năng suất biên, năng suất trung bình và sản lượng

 Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất trung bình

Năng suất biên và năng suất trung bình đều là hai chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất một thiết bị hay cả một hệ thống vận hành. Trong đó, năng suất biên (MPL) phản ánh hiệu suất vận hành tối đa còn năng suất trung bình (Average Efficiency) đem đến cái nhìn tổng quan về hiệu suất trung bình trong một phạm vi thời gian dài.

Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất trung bình
 Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất trung bình

Mối quan hệ giữa năng suất cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi và năng suất trung bình được mô tả như sau:

  • Nếu năng suất cận biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình sẽ giảm (MP < AP thì AP giảm).
  • Nếu năng suất cận biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình sẽ tăng (MP > AP thì AP tăng).
  • Nếu năng suất cận biên và năng suất trung bình bằng nhau thì năng suất trung bình đã đạt mức tối đa. (MP = AP thì AP đạt max cực đại).

 Mối quan hệ giữa năng suất biên và sản lượng

Trên thực tế, năng suất biên và sản lượng thành phẩm không phải lúc nào cũng có mối quan hệ tuyến tính. Tại điểm mà năng suất biên giảm dần, càng gia tăng đơn vị đầu vào cho quy trình sản xuất, MP của yếu tố đầu vào đó càng giảm. Điều này chứng tỏ, sản lượng gia tăng bởi các đơn vị đầu vào bổ sung sẽ giảm dần theo thời gian.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chạm đến điểm lợi nhuận giảm dần, sẽ không có bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào về sản lượng khi tăng thêm đơn vị đầu vào cho sản xuất.

Mối quan hệ mật thiết giữa tổng sản lượng thành phẩm và năng suất biên được mô tả như sau:

  • Nếu năng suất cận biên dương thì sản lượng thành phẩm vẫn tiếp tục tăng (MP > 0 thì Q tăng).
  • Nếu năng suất cận biên âm thì sản lượng thành phẩm sẽ giảm (MP < 0 thì Q giảm).
  • Nếu năng suất cận biên bằng không thì sản lượng thành phẩm đã đạt giới hạn tối đa (MP = 0 thì Q cực đại).
Bài tập tính năng suất biên

Do vậy, để tối đa hóa sản lượng thành phẩm, doanh nghiệp cần phải có những điều chỉnh cân đối nguồn lực đầu vào để đảm bảo chúng đang đạt mức năng suất cận biên tối đa. 

Bài tập tính năng suất cận biên

Giả sử bạn là nhà quản lý doanh nghiệp, bạn muốn gia tăng nguồn lực đầu vào bằng cách thuê thêm lao động cho các vị trí trống trong dây chuyền sản xuất. Vậy:

  1. Bạn nên quan tâm đến năng suất biên của lao động hay năng suất trung bình với người lao được thuê cuối cùng?
  2. Nếu nhận thấy năng suất lao động trung bình trong doanh nghiệp bắt đầu giảm, bạn có nên thuê thêm nhân công không? Tình huống này phản ánh điều gì về năng suất cận biên của người lao động cuối cùng được thuê?

Lời giải:

  1. Vì cần tìm nhân công để lấp đầy vị trí trống trong dây chuyền sản xuất nên chủ doanh nghiệp cần quan tâm xem người được thuê ảnh hưởng thế nào đến sản lượng đầu ra. Tức là, nhà quản lý cần biết được khi tăng thêm lao động này, sản lượng đầu ra sẽ thay đổi thế nào. Như vậy, chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến năng suất cận biên của lao động này,
  2. Theo lý thuyết về mối quan hệ giữa năng suất trung bình và sản phẩm cận biên của lao động, năng suất trung bình bắt đầu giảm tại điểm giao giữa nó và năng suất biên (tức là MP = AP). Tại nút giao này, năng suất trung bình sẽ giảm trong khi sản lượng vẫn tiếp tục tăng nếu vẫn thuê thêm nhân công. Do vậy, doanh nghiệp nên dừng việc thuê thêm nhân công khi nhận thấy lượng thành phẩm bắt đầu giảm.

Năng suất trung bình trong sản xuất, vận hành giảm cho biết rằng năng suất cận biên của nhân công được thuê mướn sau cùng sẽ thấp hơn năng suất lao động trung bình của tất cả nhân công đang được thuê trước đó.

Trên đây là cái nhìn tổng quát của Tamnhindautu về thuật ngữ năng suất biên: định nghĩa – MPL là gì, công thức, quy luật năng suất cận biên giảm dần hay mối quan hệ với năng suất trung bình và sản lượng. Năng suất cận biên có mối quan hệ mật thiết với năng suất trung bình và tổng sản lượng đầu ra, do vậy chủ doanh nghiệp nên nắm vững đặc điểm của thuật ngữ này để vận dụng hiệu quả các nguồn lực, tối ưu hóa lợi nhuận sản phẩm nhé!

Xem thêm

Liên quan