Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
HomeTài Chính Cá NhânNghỉ hưuBỏ túi quy tắc 4% - Công thức giúp bạn đi đến...

Bỏ túi quy tắc 4% – Công thức giúp bạn đi đến tự do tài chính

Share

Bạn đang theo đuổi mục tiêu tự do tài chính nhưng không biết cần bao nhiêu tiền thì đạt được? Bạn muốn nghỉ hưu sớm nhưng chưa biết phải tiết kiệm bao nhiêu là đủ và đủ trong bao lâu? Quy tắc 4%Tamnhindautu giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Quy tắc 4% là gì? Tại sao cần biết nếu muốn nghỉ hưu sớm

Quy tắc 4% (hay quy tắc 25) được dùng để tính toán số tiền bạn cần có để đạt mức tự do tài chính, có thể nghỉ hưu với mức chi tiêu mong muốn. Quy tắc này được phát triển bởi William P. Bengen. Theo ông, trong chu kỳ 30 năm, 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền của mình nếu mỗi năm rút ra 4% (mức lạm phát trung bình là 3%). Tức là mỗi năm, họ chỉ nên chi tiêu tối đa 4% số tiền đang có.

Theo quy tắc 4%, để có thể tự do tài chính, bạn phải sở hữu số tiền nhiều gấp 25 lần tổng chi phí sinh hoạt trong 1 năm (con số 25 chính là nghịch đảo của 4%). Từ đó, chúng ta rút ra công thức tính số tiền cần có để đạt mức tự do tài chính như sau:

Số tiền để đạt mức tự do tài chính = Chi phí chi tiêu trong 1 năm x 25 năm 

Ví dụ: Chi phí sinh hoạt ước tính hàng năm của bạn là 240 triệu đồng. Như vậy, để đạt được tự do tài chính, bạn cần phải có 240 triệu x 25 = 6 tỷ đồng.

Hiện nay, trào lưu nghỉ hưu sớm – FIRE (Financial Independence – Retire Early) đang được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Đây là cách mà họ tận hưởng cuộc sống, có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, làm những điều mình thích mà không lo vướng bận công việc hay các mối quan tâm xã hội.

Việc có nên nghỉ hưu sớm hay không sẽ phụ thuộc vào mong muốn của mỗi người. Nếu bạn thực sự có ý định nghỉ hưu sớm, bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể để đạt được tự do tài chính, có một khoản tiết kiệm hoặc thu nhập thụ động thoải mái chi tiêu trong thời gian dài. Và quy tắc 4% là quy tắc cơ bản mà những người có kế hoạch nghỉ hưu sớm cần tuân thủ.

Quy tắc 4% là gì?
Quy tắc 4% là gì?

3 Trọng số chính của tự do tài chính 

Để đạt được tự do tài chính, bạn cần quan tâm đến 3 trọng số chính là thời gian đầu tư, hiệu suất đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm. Trong đó:

  • Thời gian đầu tư chính là số năm đầu tư để bạn đạt được số tiền như mong muốn. Thời gian càng dài thì cơ hội để tăng trưởng tài sản, đạt được mục tiêu tài chính của bạn càng lớn. Thế nên, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt để tận dụng lãi kép và tích lũy tài sản.
  • Hiệu suất đầu tư hay tỷ lệ sinh lời mỗi năm phụ thuộc vào năng lực của từng người và bị ảnh hưởng bởi khẩu vị rủi ro. Đây là yếu tố khó thực hiện nhất bởi không dễ để bạn duy trì được tỷ lệ sinh lời cao trong thời gian dài. Vì vậy, bạn cần lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với khả năng và khẩu vị rủi ro để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố mà bạn dễ tác động nhất, được tính toán dựa trên công thức Tiết kiệm = Thu nhập – Chi tiêu. Việc tiết kiệm sẽ giúp bạn hình thành thói quen tích sản và đầu tư, cũng như phòng trừ cho các khoản phát sinh ngoài dự tính. Bạn có thể tăng khoản tiết kiệm của mình bằng cách tăng thu nhập, quản lý chi tiêu chặt chẽ để tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư sinh lời,…
Tỷ lệ tiết kiệm là một trong ba biến số quan trọng của tự do tài chính
Tỷ lệ tiết kiệm là một trong ba biến số quan trọng của tự do tài chính

3 Bước thực hiện quy tắc 4% đơn giản nhất 

Để áp dụng quy tắc 4% trong tự do tài chính, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Ước lượng số tiền

Độ tuổi và thời gian nghỉ hưu của mỗi người sẽ khác nhau nên việc xác định số tiền mà bản thân muốn chi tiêu mỗi năm là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn biết được mình cần bao nhiêu tiền để có thể nghỉ hưu.

Nếu bạn là người thích cuộc sống đơn giản, nhẹ nhàng, không tiêu xài quá nhiều cho các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch thì chi phí sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn tận hưởng cuộc sống, khám phá và trải nghiệm nhiều điều mới lạ thì chi phí sẽ cao.

Bước 2: Áp dụng quy tắc

Sau khi ước lượng được số tiền cần có, bạn cần tính toán chi phí trung bình mỗi năm sau khi nghỉ hưu. Ví dụ, bạn xác định số tiền cần chi tiêu sau khi nghỉ hưu là khoảng 100 triệu đồng/năm sau khi về hưu. Như vậy, bạn cần tối thiểu là 100 triệu x 25 = 2.5 tỷ đồng để đủ chi tiêu trong 25 năm.

Tuy nhiên, quy tắc 4% cũng có điểm hạn chế đó là không tính đến yếu tố suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, lạm phát, bệnh tật,… Vì vậy, bạn cần phân bổ số tiền của mình một cách chặt chẽ nếu áp dụng quy tắc này.

Áp dụng quy tắc 4% để xác định số tiền mà bạn cần có khi nghỉ hưu
Áp dụng quy tắc 4% để xác định số tiền mà bạn cần có khi nghỉ hưu

Bước 3: Hoàn thiện quá trình

Để đạt được mục tiêu tài chính, tích lũy đủ tiền trước khi nghỉ hưu, bạn có thể sử dụng số tiền mình đang có vào các hạng mục đầu tư. Bởi đầu tư luôn là một trong những giải pháp được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo dòng tiền không bị mất giá. 

Theo Bob Dockendorff – một chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, thay vì gửi hết tiền vào ngân hàng và nhận lãi suất thấp, mỗi năm rút ra 4% để sử dụng thì bạn hoàn toàn có thể mạnh dạn đầu tư. Trong đó:

  • Đầu tư 21% số tiền (tức là 21% x 2.5 tỷ = 525 triệu đồng) vào những loại hình đầu tư an toàn, ít rủi ro, thanh khoản tốt trong thời hạn 1 – 5 năm.
  • Đầu tư 39.5% số tiền (tức là 39.5% x 2.5 tỷ = 987.5 triệu đồng) vào những khoản đầu tư có mức rủi ro trung bình, thời hạn từ 5 đến 15 năm.
  • Đầu tư 39.5% số tiền còn lại (tức là 987.5 triệu đồng) vào những khoản đầu tư có rủi ro cao, thời hạn từ 15 đến 30 năm.

Nếu kết quả sinh lời tốt, bạn vừa có đủ tiền để nghỉ hưu, vừa hạn chế được những yếu điểm của quy tắc 4%. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đầu tư có thể giúp bạn thu lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao. Do đó, hãy nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra kênh đầu tư phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ của Tamnhindautu, bạn đã nắm rõ quy tắc 4% là gì. Có thể thấy, quy tắc 4% là một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp bạn xác định số tiền cần có để đạt mục tiêu tài chính. Nếu có ý định nghỉ hưu sớm, bạn có thể áp dụng quy tắc này để tính toán số tiền cần có cho một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc sau khi về hưu nhé!

Xem thêm

Liên quan