Mục Lục
Khi tìm hiểu về nền kinh tế sản xuất hiện đại, có một khái niệm mà bạn chắc chắn sẽ nghe qua đó là sản phẩm cận biên hay Marginal Product. Vậy chính xác thì sản phẩm cận biên là gì? Công thức tính Marginal Product như thế nào? Hãy cùng Tamnhindautu tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết này nhé!
Sản phẩm cận biên là gì?
Sản phẩm cận biên tiếng Anh là Marginal Product, hay cũng có thể được gọi là sản phẩm hiện vật cận biên được định nghĩa là sự thay đổi sản lượng đầu ra khi có thêm một đơn vị đầu vào được sử dụng (các yếu tố đầu vào khác không đổi).
Việc xác định và quản lý Marginal Product hiệu quả được xem là điều cần thiết đối với doanh nghiệp. Bởi vì dựa vào Marginal Product, doanh nghiệp có thể xác định được cấu trúc chi phí, đánh giá và cải thiện lợi nhuận. Đồng thời đưa ra các chiến lược liên quan đến giá, tối ưu chi phí, quy trình sản xuất một cách đúng đắn. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trên thực tế, Marginal Product có thể được chứng minh bằng cách tăng sản lượng khi doanh nghiệp thuê thêm một công nhân. Ví dụ:
- Ban đầu, số công nhân trong doanh nghiệp là 1 người và sản lượng bánh ngọt là 40 chiếc bánh.
- Khi số công nhân tăng lên 2 người, sản lượng bánh ngọt cũng tăng lên 70 chiếc bánh. Marginal Product của người công nhân thứ 2 là 30 chiếc bánh ngọt.
- Khi số công nhân tăng lên 3 người, sản lượng bánh ngọt tăng lên 90 chiếc bánh. Marginal Product của người công nhân thứ 3 là 20 chiếc bánh.

Ví dụ về sản phẩm cận biên
Marginal Product là một công cụ hữu ích trong kinh tế học, thường được đo lường bằng đơn vị sản phẩm. Dưới đây là 3 ví dụ điển hình về sản phẩm cận biên:
- Trong nông nghiệp trồng lúa, khi sử dụng thêm phân bón thì sản lượng lúa sẽ tăng lên. Marginal Product là khối lượng lúa bổ sung khi sử dụng thêm một đơn vị phân bón, đơn vị là Kilogram (Kg).
- Trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa, khi thuê thêm tài xế thì số lượng chuyến xe sẽ tăng lên. Marginal Product là số lượng chuyến bổ sung khi thuê thêm một tài xế, đơn vị là chuyến.
- Trong ngành dịch vụ tóc, cụ thể là các bài hướng dẫn tạo kiểu tóc thì sản phẩm cận biên ở đây có thể để cập đến là số lượng các dịch vụ được cung cấp, ở đây là các bài học hướng dẫn hoặc dịch vụ cắt tóc.
- Trong nhà máy sản xuất ô tô, khi thuê thêm công nhân thì số lượng ô tô được sản xuất sẽ tăng lên. Sản phẩm cận biên của một yếu tố sản xuất là số lượng ô tô bổ sung khi thuê thêm một công nhân, đơn vị là chiếc.

Công thức tính sản phẩm cận biên?
Công thức tính sản phẩm cận biên thường sử dụng là:
Marginal Product = Doanh thu – Chi phí cận biên |
Trong đó:
- Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua số lượng sản phẩm bán ra hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Chi phí cận biên là tổng các chi phí liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Ngoài công thức trên thì Marginal Product còn được tính theo cách sau đây:
Marginal Product = Tổng thay đổi sản phẩm đầu ra / Tổng thay đổi yếu tố đầu vào |
Ví dụ: Một xưởng may gia công quyết định đầu tư thêm máy móc để tăng sản lượng. Trước đây, xưởng chỉ có 5 chiếc máy và sản xuất được 80 bộ quần áo mỗi ngày. Sau khi thêm 2 chiếc máy thì số lượng quần áo may được mỗi ngày tăng lên thành 100 bộ. Trong trường hợp này, mức thay đổi trong sản phẩm đầu ra là 20 và mức thay đổi yếu tố đầu vào là 2. Vậy, sản phẩm cận biên của một đầu vào sẽ là như sau:
Ta có, tổng thay đổi sản phẩm đầu ra là 20 và tổng thay đổi yếu tố đầu vào là 2. Áp dụng vào công thức như sau:
Marginal Product = 20 / 2 = 10.
Sản phẩm cận biên được đo lường như thế nào?
Để đo lường sản phẩm cận biên, các doanh nghiệp thường tách biệt một yếu tố thay đổi nào đó rồi theo dõi sự ảnh hưởng của nó lên sản phẩm. Dưới đây là cách tính sản phẩm cận biên trong 4 lĩnh vực tài chính mà bạn có thể tham khảo:
- Marginal Product của vốn: Là lượng sản phẩm bổ sung từ việc thêm một đơn vị vốn (thường là tiền mặt). Số liệu thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp hay người mới tham gia đầu tư tư nhân.
- Marginal Product của lao động: Là lượng sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một công nhân lao động. Nó thường được áp dụng trong các doanh nghiệp đã thành lập và đi vào sản xuất.
- Marginal Product của đất đai: Là lượng sản phẩm gia tăng từ việc mua thêm một đơn vị đất đai khác. Cách đo lường này có thể áp dụng khi một nông dân mua thêm một cánh đồng liền kề để nâng cao sản lượng lúa.
- Marginal Product của nguyên liệu thô: Là lượng sản phẩm bổ sung khi tăng thêm một đơn vị cung cấp nguyên liệu. Chẳng hạn như một nhà máy sản xuất pin mua lại bảng mạch bảo vệ (cache) của Lithium hoặc coban (nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất mẫu pin hàng đầu).
Khi các yếu tố đầu vào thay đổi thì năng suất, sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng biến động. Các doanh nghiệp thường lựa chọn biến đổi một lượng đầu vào, có thể là tăng hay giảm lượng lao động, nguyên liệu thô hoặc vốn. Sự lựa chọn này giúp cân bằng chi phí cận biên với Marginal Product. Từ đó giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.

Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm và sản phẩm cận biên là gì?
Tổng sản phẩm là yếu tố đại diện cho tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Còn sản phẩm cận biên sẽ đại diện cho sản lượng tăng thêm khi có sự gia tăng của một yếu tố đầu vào. Mặc dù, hai yếu tố này không giống nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lên nhau theo nguyên tắc:
- Nếu tổng sản lượng thấp, việc tăng thêm yếu tố đầu vào sẽ tạo ra sản phẩm cận biên dương. Chẳng hạn như việc doanh nghiệp đầu tư thêm vốn kinh doanh, gia tăng nguồn đất đai, lực lượng lao động hay mở thêm một kho nguyên liệu thô thì số sản phẩm tạo ra sẽ gia tăng.
- Đối với một doanh nghiệp phát triển, khi tăng đầu vào thì tốc độ gia tăng tổng sản phẩm sẽ chậm hơn. Thông thường, sản phẩm cận biên sẽ bắt đầu giảm xuống nhưng vẫn có thể đạt giá trị dương.
- Đối với một doanh nghiệp đã đạt đến điểm tăng đầu vào thì tổng sản lượng sẽ giảm, năng suất cận biên có giá trị âm.

Sự khác biệt giữa sản phẩm cận biên và chi phí cận biên là gì?
Nếu sản phẩm cận biên Marginal Product liên quan đến sự thay đổi về sản lượng thì chi phí cận biên lại liên quan đến chi phí phát sinh khi tăng thêm một đơn vị đầu vào. Trong trường hợp sản phẩm cận biên là vật chất thì các yếu tố chi phí sẽ là lao động, hàng hóa vật chất, bất động sản hay chi phí vận chuyển.
Trong đó sẽ có một số chi phí là cố định, đặc biệt là chi phí về không gian vật lý của doanh nghiệp (văn phòng, nhà xưởng,…). Chi phí cho máy móc, thiết bị sản xuất sau khi doanh nghiệp mua cũng trở thành chi phí cố định. Còn các yếu tố chi phí khác sẽ dao động theo số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất.
Tóm lại, sản phẩm cận biên là một khái niệm quan trọng mà doanh nghiệp cần hiểu rõ để có thể tối đa hóa lợi nhuận, cũng như cắt giảm chi phí không cần thiết. Hy vọng bài viết trên của Tamnhindautu đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về khái niệm, cách tính sản phẩm cận biên. Đừng quên theo dõi website để xem thêm nhiều bài viết khác nhé!