Chủ Nhật, Tháng năm 4, 2025
HomeKhông phân nhómSTOP-HUNT: Toàn bộ sự thật và logic đằng sau hiện tượng này...

STOP-HUNT: Toàn bộ sự thật và logic đằng sau hiện tượng này là gì?

Share

Xin chào cả nhà!

Câu chuyện bị săn stoploss chắc hẳn đã được đồn thổi nhiều trong giới retail trader, thế nhưng thực chất thì đây là hiện tượng gì và làm thế nào để bạn không trở thành nạn nhân trong các cuộc đi săn ấy?

Trong bài viết được đăng trên TradingView này, tác giả Investroy sẽ giải thích cho anh em nhé~!

***​

Chào mừng bạn đến với một bài đăng kiến thức khác của Investroy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nói về hiện tượng “stop-hunt” (săn stoploss). Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng nó là gì, nó xảy ra như thế nào, logic đằng sau nó là gì, và làm thế nào để có thể tránh bị “cắn stoploss”.

Bạn đã bao giờ chứng kiến lệnh của mình bị hít stoploss trước khi kịp tìm đến lợi nhuận mục tiêu chưa? Nếu câu trả lời là “Rồi” thì có lẽ bạn đã từng là nạn nhân của hiện tượng “stop-hunt”. Nhưng…

“Stop-hunt” là gì?

Su-that-va-logic-dang-sau-hien-tuong-stop-hunt-TraderViet2.


Nói một cách dễ hiểu, đó là một chiến lược buộc một số người tham gia thị trường ra khỏi cuộc chơi bằng cách đẩy giá đến ngưỡng mà họ đã đặt lệnh dừng lỗ.

Như chúng ta đã biết, retail trader luôn tìm kiếm một số loại tín hiệu xác nhận trước khi vào lệnh. Đó có thể là mô hình nến, đường trung bình động, mô hình hai đỉnh/ hai đáy, v.v… Họ vào lệnh và đặt stoploss cao/ thấp hơn mức cung/cầu vài pips. Điều xảy ra trong 90% thời gian là giá sẽ bật lên/ xuống, chạm mức stoploss, thanh lý rất nhiều vị thế cũng như người tham gia giao dịch, và sau đó thị trường lại đảo ngược đi theo đúng nhận định ban đầu của họ.

Tại sao chuyện này lại xảy ra?

Câu trả lời là, các trader tổ chức biết chính xác những gì họ cần làm và họ cần mua/ bán ở ngưỡng giá nào. Do đó, họ đặt lệnh buy/ sell limit của mình ở những nơi mà họ biết các retail trader sẽ đặt dừng lỗ của họ, bởi vì họ cần tạo thanh khoản trước khi nhảy vào cuộc. Nói như vậy không có nghĩa là họ theo dõi nơi retail trader đặt stoploss, mà chỉ là họ chắc chắn hơn mức nào có nhiều lệnh dừng lỗ.

Tôi đã chuẩn bị một số ví dụ để giải thích rõ hơn và xem xét kỹ lưỡng vấn đề một cách trực quan. Tất nhiên, đây chỉ là những ví dụ đơn giản thôi nhé anh em!

Su-that-va-logic-dang-sau-hien-tuong-stop-hunt-TraderViet1.

Nhìn vào Ví dụ số #1, chúng ta có thể thấy rằng giá đã tăng vọt lên trên vai phải của mô hình Vai-Đầu-Vai đã hình thành trước khi tiếp tục các chuyển động giảm của nó. Bây giờ, hầu hết các retail trader sẽ thực hiện hành động gì khi họ phát hiện ra những mô hình sách giáo khoa này? Ngay lập tức, họ sẽ triển khai đặt lệnh dừng lỗ ở trên/ dưới cấu trúc, hành động khiến các vị thế bị xóa sổ.

Ví dụ số #2 cho thấy cách giá bật xuống dưới/ lên trên các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự rõ ràng trước khi giá tiếp tục chuyển động tới các điểm đến định trước.

Ví dụ số #3 minh họa mức độ rõ ràng của các kênh tăng/ giảm/ đi ngang và mức độ dễ dàng thanh khoản ngay lập tức, trước khi giá tiếp tục động thái giảm định mệnh.

Làm thế nào để tránh bị “cắn stoploss”?

Su-that-va-logic-dang-sau-hien-tuong-stop-hunt-TraderViet2.

Chà, không phải lúc nào bạn cũng có thể chạy trốn khỏi hiện tượng “stop-hunt”, nhưng nếu bạn phát triển một chiến lược hoạt động phù hợp để chống lại nó, bạn sẽ có thể xác định các khu vực có thể được lấp đầy bởi các lệnh dừng lỗ và tránh đặt stoploss xung quanh các khu vực đó.

Nếu bạn không chịu khó suy nghĩ và đắn đo về việc bạn sẽ đặt stoploss ở đâu, bạn sẽ dễ dàng bị “stopout” trong một cuộc săn stoploss của các tay to. Do đó, hãy suy nghĩ thấu đáo và kiên nhẫn trước khi bắt tay vào một giao dịch cụ thể.

Hy vọng ý tưởng giáo dục này là hữu ích! Nếu bạn có bất kỳ ý kiến hoặc thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm

Liên quan