Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
HomeKiến thứcThất nghiệp chu kì - Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp...

Thất nghiệp chu kì – Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ

Share

Tình trạng thất nghiệp chu kì gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng đến người dân, tổ chức kinh tế và cả phía Chỉnh Phủ. Vậy thất nghiệp chu kì là gì? Thất nghiệp theo chu kì gây ra những hậu quả gì đối với nền kinh tế? Cùng Tamnhindautu tìm hiểu chi tiết khái niệm, đặc điểm và những giải pháp cấp bách đẩy lùi các thách thức đến từ tình trạng thất nghiệp theo chu kì nhé!

Thất nghiệp chu kỳ là gì?

Thất nghiệp chu kì (Cyclical Unemployment) là thuật ngữ chỉ việc lực lượng lao động bị cắt giảm do phát sinh từ chu kì kinh doanh hay biến động suy thoái nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trong chu kì suy thoái kinh tế và giảm khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc. 

Chính phủ thường sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách khác nhau để kích thích nền kinh tế, qua đó giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái. Ví dụ về thất nghiệp chu kì là trường hợp doanh nghiệp sa thải lao động để giảm bớt gánh nặng ngân sách trong thời kỳ khó khăn.

Thất nghiệp chu kì là gì 
Thất nghiệp chu kì là gì 

Đặc điểm của thất nghiệp chu kì

Bạn sẽ dễ dàng nhận diện tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ qua những đặc điểm nổi bật sau:

  • Phụ thuộc vào tình trạng suy thoái kinh tế: Bản chất tình trạng thất nghiệp này phụ thuộc vào sự giảm sút và khó khăn trong thời kỳ suy thoái hay sự đình trề trong hoạt động kinh doanh. Do đó, khi nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ sẽ giảm dần.
  • Mối tương quan nghịch với chỉ số GDP: Tỷ lệ không có việc làm tăng khi tăng trưởng GDP thấp và giảm khi tốc độ GDP tăng nhanh.
  • Không ổn định: Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ không ổn định và sẽ biến động theo các thời kỳ kinh tế. Tình trạng này sẽ tăng lên khi kinh tế suy thoái và giảm dần khi xuất hiện các dấu hiệu hồi phục. 
  • Yêu cầu các chính sách ổn định: Tình trạng thất nghiệp liên quan trực tiếp đến sự giảm sút trong hiệu quả kinh doanh tại những thời kỳ kinh tế thoái trào hay bị đình trệ. Do vậy, phía chính phủ nên có những biện pháp, chính sách ổn định để giảm thiểu tác động của tình trạng thất nghiệp lên các chu kỳ kinh tế. 
  • Có liên quan đến một số ngành công nghiệp cụ thể: Tình trạng này xảy ra phổ biến ở một số ngành công nghiệp cụ thể, biến động liên tục theo tình hình kinh tế như bất động sản, dịch vụ, thương mại, tài chính, xây dựng và công nghiệp sản xuất. 
  • Có thể làm tăng đà suy thoái trong kinh tế: Những người thất nghiệp sẽ không còn thu nhập để chi tiêu, hoạt động kinh doanh tiêu dùng giảm sút khiến tổng số người thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng cao. 
  • Thời gian diễn ra: Tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ thường chỉ kéo dài trong ngắn hạn, thông thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Thế nào là thất nghiệp chu kì? Đặc điểm tình trạng thất nghiệp theo các chu kỳ kinh tế.
Thế nào là thất nghiệp chu kì? Đặc điểm tình trạng thất nghiệp theo các chu kỳ kinh tế.

Ví dụ về thất nghiệp chu kì

Không hiếm để bắt gặp tình trạng thất nghiệp chu kì trong suốt lịch sử kinh tế của nhân loại. Dưới đây, Tamnhindautu đã tổng hợp 4 ví dụ thất nghiệp chu kì nổi bật nhất:

Chiến tranh thế giới thứ II

Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ tạo ra nhu cầu lớn về việc sản xuất và khai khoáng. Khối lượng việc khổng lồ khiến nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu máy móc và sản phẩm giảm khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Bên cạnh đó, Chính Phủ còn ghi nhận nhu cầu việc làm tự một lượng lớn người dân trở về sau nghĩa vụ quân sự. Tình trạng suy thoái xảy ra khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Một vài năm sau đó, tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ phục hồi dần khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ.

Thất nghiệp chu kì ví dụ trong thế chiến thứ II.
Thất nghiệp chu kì ví dụ trong thế chiến thứ II.

Cuộc đại suy thoái năm 2008

Cơn ác mộng về cuộc đại khủng hoảng năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh chật vật. Trong số đó, không thể không nhắc tới sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản. Người vay tiền mua nhà không có đủ thu nhập để trả nợ, người có nhu cầu mua nhà lại không thể vay tiền. Và như lẽ dĩ nhiên, nhu cầu mua nhà giảm. 

Trước tình trạng này, các doanh nghiệp thầu bất động sản, các công ty xây dựng bắt buộc phải ngừng thi công, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng, Thậm chí, vì không trả được nợ, nhiều ngôi nhà đã bị tịch thu, nhu cầu xây dựng giảm mạnh.

Trong cuộc đại suy thoái nặng nề, nhiều kiến trúc sư, giám định viên, đại lý bất động sản, đại lý cho vay và gần 2 triệu nhân công xây dựng đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, giá bất động sản dần tăng trở lại. Nhu cầu cải tạo và xây dựng nhà ở mới đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho lao động ngành bất động sản.

Ví dụ về tình trạng thất nghiệp trong cuộc đại suy thoái năm 2008.
Ví dụ về tình trạng thất nghiệp trong cuộc đại suy thoái năm 2008.

Sự đình trệ của ngành công nghiệp ô tô năm 2008 

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ diễn biến suy thoái kinh tế. Xe cộ vốn là tài sản đắt tiền với hầu hết mọi người. Do vậy, dưới tác động của cuộc đại khủng hoảng 2008, nhu cầu mua ô tô của người tiêu dùng dần ít hơn. Do vậy, nhà sản xuất và các đại lý kinh doanh ô tô phải sa thải nhân công để giảm bớt gánh nặng chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước sang giai đoạn phục hồi, nhu cầu sở hữu ô tô tăng dần, giảm thiểu đáng kể tỷ lệ thất nghiệp chung.

Tình trạng thất nghiệp trước khó khăn của ngành công nghiệp ô tô.
Tình trạng thất nghiệp trước khó khăn của ngành công nghiệp ô tô.

Đai dịch toàn cầu COVID-19

Gần đây nhất không thể không nhắc tới tình trạng kiệt quệ nặng nề của nền kinh tế vào năm 2020 – một năm sau hệ luỵ của đại dịch toàn cầu COVID-19. Trước tình hình thoái trào, rất nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự, thậm chí là đóng cửa tạm thời. Người dân toàn cầu cũng phải tự cách ly hoặc tuân thủ lệnh phong toả theo khu vực sinh sống dẫn tới chi tiêu cho tiêu dùng ít hơn.

Lượng cầu giảm, doanh thu giảm và yêu cầu đóng cửa doanh nghiệp khiến nhiều công ty bắt buộc phải đưa ra thông báo sa thải nhân viên. Đỉnh điểm vào năm 2020, Chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận hàng chục triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp của người dân. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp được phép mở cửa hoạt động trở lại, tỷ lệ tuyển dụng tăng dần thu hẹp tình trạng thất nghiệp chu kì.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong đại dịch Covid-19.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong đại dịch Covid-19.

Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ

Với loại hình thất nghiệp chu kì, công thức tính tỷ lệ thất nghiệp được diễn giải như sau:

Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ = Tỷ lệ thất nghiệp chung – (Tỷ lệ thất nghiệp tạm thời + Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu).

Trong đó:

  • Tỷ lệ thất nghiệp chung: Là tổng tỷ lệ phần trăm của tất cả những người lao động bị thất nghiệp ở thời điểm hiện tại. Tỷ lệ này được tính bằng thương giữa số người lao động thất nghiệp và tổng lực lượng lao động hiện tại.
  • Tỷ lệ thất nghiệp tạm thời: Là tỷ lệ phần trăm của những người lao động tự nguyện nghỉ việc để chuyển sang làm một công việc khác. Tỷ lệ này được tính bằng thương giữa số người lao động đang tìm kiếm việc làm và tổng lực lượng lao động hiện tại.
  • Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu: Là tỷ lệ phần trăm của những người lao động bị nghỉ việc không tự nguyện, phát sinh từ các thiệt hại dài hạn trong những thay đổi của tình trạng kinh tế. Tỷ lệ này được tính bằng thương giữa số lao động thất nghiệp cơ cấu và tổng lực lượng lao động hiện tại.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp chu kì.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp chu kì.

Phân biệt thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kì

Tamnhindautu sẽ giúp bạn phân biệt hai loại thất nghiệp chính của nền kinh tế là thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cơ cấu trong bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Đặc điểmThất nghiệp chu kỳ (Cyclical Unemployment)Thất nghiệp cơ cấu (Structural Unemployment)
Định nghĩaKhi người lao động bị sa thải do khó khăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn tới cầu hàng hoá, dịch vụ suy giảm.Khi người lao động bị sa thải do những thay đổi về cơ sở hạ tầng đối với thị trường lao động, chẳng hạn như công nghệ mới, nhân khẩu hoc, nhân công thiếu kỹ năng..
Thời gianMang tính tạm thời, thường kéo dài trong ngắn hạn, khoảng từ 6 tháng đến 1 nămThường kéo dài trong nhiều năm
Thời điểm kết thúcPhụ thuộc vào các chu kỳ của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng/ giảm theo thời kỳ kinh tế thoái trào/ tăng trưởngBắt buộc phải có những biện pháp toàn diện hơn để cải thiện tình trạng này
Lợi ích– Là chỉ báo quan trọng về các biến động trong chu kỳ kinh tế- Phản ánh sức khỏe của nền kinh tế- Giúp các nhà hoạch định điều chỉnh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phù hợp.- Là thước đo kinh tế cho phép theo dõi đơn giản, dễ dàng.- Tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc và đổi mới.- Giúp người lao động trang bị thêm các kỹ năng mới, nâng cao trình độ do áp lực từ cạnh tranh việc làm.- Kích thích tuyển dụng và đầu tư do mức lương trung bình thấp, qua đó gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, ổn định kinh tế.– Báo hiệu những tiến bộ trong công nghệ, hiệu quả năng suất cao hơn và tăng trưởng dài hạn.- Kích thích tính linh hoạt thông qua sự phân bổ lao động phù hợp, khuyến khích chuyên môn hoá, tăng năng suất,..
Ví dụCuộc đại khủng hoảng 2008 khiến hàng triệu người thất nghiệp, nhu cầu mua nhà giảm. Tuy nhiên khi kinh tế phục hồi, nhân công quay trở lại làm việc, cầu mua nhà ở tăng lên.Cũng trong cuộc đại khủng hoảng 2008, những người lao động lớn tuổi có nguy cơ bị sa thải cao hơn do không có kỹ năng để cạnh tranh với các nhân công có chuyên môn khác.
Giải pháp– Mở rộng kích thích tài chính, cắt giảm thuế,..- Kích thích tiêu dùng.- Cắt giảm lãi suất, hỗ trợ người dân vay vốn dễ dàng hơn.Triển khai các chương trình đào tạo cho nhân công, tạo cơ hội học tập thêm các kỹ năng mới,…

Trong đó, thất nghiệp chu kỳ có thể chuyển đổi thành tình trạng thất nghiệp cơ cấu nếu lao động không thể tìm được việc làm trong thời gian dài tại thời điểm suy thoái kinh tế. Để cạnh tranh trong bối cảnh gay gắt này, người lao động bắt buộc phải trang bị, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng để nổi bật hơn so với các ứng viên còn lại. 

Bảng tổng kết đặc điểm phân biệt thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kì chi tiết nhất.
Bảng tổng kết đặc điểm phân biệt thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kì chi tiết nhất.

Hậu quả của thất nghiệp chu kì với nền kinh tế

Khi tình trạng thất nghiệp kéo dài, nền kinh tế và xã hội sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Suy thoái kinh tế: Tình trạng khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra do các tác động từ việc giảm sản xuất và tiêu dùng, thu nhập giảm và nhiều lao động bị sa thải. Lượng lao động thất nghiệp lớn có thể làm giảm đòn bẩy trong chi tiêu, giảm doanh số hàng bán và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Tăng tỷ lệ nợ công: Lao động thất nghiệp sẽ không có thu nhập, họ cũng không thể đóng thuế cho Chính phủ. Hạn chế này càng kéo dài có thể sẽ dẫn tới tình trạng nợ công bởi Chính Phủ phải chi tiêu nhiều hơn để duy trì nền kinh tế và hỗ trợ người dân không tìm được việc làm.
  • Mất niềm tin của người dân: Nhiều lao động có thể sẽ mất niềm tin vào Chính phủ và nền kinh tế nếu thất nghiệp theo chu kỳ kéo dài. Khi đó, họ sẽ giảm tiêu dùng, giảm đầu tư và làm giảm cả hoạt động sản xuất kinh tế.
  • Tăng tỷ lệ tội phạm: Không có việc làm, không có thu nhập để trang trải sinh hoạt, nhiều người rất dễ bị thao túng, lôi kéo thực hiện các hành vi phạm pháp để kiếm tiền. Khi đó, tỷ lệ tội phạm sẽ tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Hậu quả tình trạng thất nghiệp chu kì đối với nền kinh tế.
Hậu quả tình trạng thất nghiệp chu kì đối với nền kinh tế.

Giải pháp giảm thiểu/ hạn chế thất nghiệp chu kì

Thất nghiệp chu kỳ là vấn đề rất cấp bách đối với Chính phủ các nước nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng. Để giải quyết thách thức từ tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ, Chính phủ thường được kiến nghị cân nhắc và triển khai nhanh chóng các giải pháp sau:

  • Tăng đầu tư công: Chính phủ cần có các biện pháp tăng chi tiêu đầu tư công như thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm cho các ngành vận tải, xây dựng, xuất nhập khẩu, logistics,.. Điều này cũng giúp cải thiện sản xuất, thúc đẩy hạ tầng và tăng trưởng kinh tế.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Cải tiến cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy cung sản xuất, tạo ra nhu cầu việc làm mới.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp: Nên thực thi các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp như tăng thêm việc làm, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất và phát triển kinh tế.
  • Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Tập trung nhiều hơn vào hoạt động xuất khẩu có thể giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.
  • Cải cách giáo dục: Sửa đổi và bổ sung trong hoạt động giáo dục nhằm đào tạo nhân lực đầu vào chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động.
  • Tăng cường quản lý thị trường lao động: Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường lao động để đảm bảo mức lương tối thiểu hợp lý, giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng thất nghiệp chu kì lên người lao động.
  • Đào tạo người lao động: Nên có các chương trình khuyến khích, đào tạo người lao động nâng cao chuyên môn, kỹ năng, kiến thức để đáp ứng yêu cầu việc làm trong những lĩnh vực kinh tế khác.
  • Cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Cần đưa ra những thay đổi, hỗ trợ giúp người lao động nhanh chóng tìm được công việc mới.
Các giải pháp giảm thiểu và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp chu kì.
Các giải pháp giảm thiểu và hạn chế tỷ lệ thất nghiệp chu kì.

Như vậy, tình trạng thất nghiệp gắn với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế được gọi là thất nghiệp chu kì. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong các chu kỳ kinh tế và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến xã hội và nền kinh tế. Mong rằng những chia sẻ của Tamnhindautu đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề kinh tế quan trọng này, nắm được định nghĩa, cách tính, tác động và các giải pháp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp theo chu kỳ trong nền kinh tế.

Xem thêm

Liên quan