Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024
HomeTài Chính Cá NhânTiết kiệm16 cách tiết kiệm theo tuần hiệu quả và dễ thực hiện

16 cách tiết kiệm theo tuần hiệu quả và dễ thực hiện

Share

Tiết kiệm tiền luôn là một trong những mục tiêu lớn đối với mọi cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đau đầu của nhiều người, đặc biệt là với những ai có thu nhập khiêm tốn. Vậy làm thế nào để tiết kiệm tiền hiệu quả? Hãy cùng Tamnhindautu giải đáp vấn đề này qua việc tìm hiểu cách tiết kiệm theo tuần hiệu quả nhất ở dưới đây nhé!

Đặt ra mục tiêu tiết kiệm cho bản thân

Trước khi bắt đầu tiết kiệm tiền, hãy xác định xem mục tiêu của việc tiết kiệm của bạn là gì. Bởi, khi xác định được rõ mục tiêu của việc tiết kiệm là dài hạn hay ngắn hạn, bạn sẽ dễ dàng quản lý nguồn vốn của mình hơn. Đồng thời, mục tiêu này cũng giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn trong cách quản lý chi tiêu và cách tiết kiệm tiền theo tuần.

Chẳng hạn, dưới đây có thể là một số mục tiêu tiết kiệm của bạn:

  • Tạo quỹ dự phòng cá nhân để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Như tai nạn, bệnh tật, mất việc làm,… Việc có quỹ dự phòng sẽ giúp bạn dễ xoay sở trong các trường hợp trên.
  • Mục tiêu tài chính lớn cho cuộc sống, như lấy vợ, mua nhà, mua xe,…
  • Tiết kiệm tiền để đầu tư, trả những khoản nợ tiền, nợ tín dụng còn mắc phải.
  • Tiết kiệm tiền để trải nghiệm, quỹ du lịch, tận hưởng cuộc sống khi về già,…
Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc tiết kiệm tiền để có thêm động lực làm việc.
Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc tiết kiệm tiền để có thêm động lực làm việc.

Lên kế hoạch và lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tuần

Hãy sử dụng một cuốn sổ tay nhỏ, hoặc một ứng dụng quản lý chi tiêu để ghi chép những khoản tiền đã chi và sẽ phải chi của bản thân. Tại đây, bạn cũng có thể lập ra một danh sách các khoản tiền cần chi tiêu để phân bổ số tiền hợp lý cho từng khoản.

Đối với một kế hoạch tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả, bạn cần nắm rõ về nguồn thu nhập của bản thân và những khoản dự chi trong kế hoạch, bao gồm:

  • Khoản dự chi cần thiết: Tiền thuê nhà/ trả góp mua nhà, tiền sinh hoạt (điện, nước,…), tiền đi lại, sức khỏe, giáo dục,…
  • Khoản dự chi không cần thiết: Du lịch, mua sắm,…

Sau khi lên được danh sách các khoản dự chi, bạn có thể áp dụng quy tắc 50/20/30 để phân bổ nguồn tiền của mình. Chẳng hạn như:

  • 50% thu nhập dành cho chi tiêu cần thiết.
  • 30% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu không cần thiết.
  • 20% thu nhập dành cho các mục tiêu tiết kiệm, quỹ dự phòng,…
Một cách để tiết kiệm theo tuần là áp dụng quy tắc 50/20/30
Lên kế hoạch và lập bảng dự chi cho các khoản chi tiêu cá nhân theo quy tắc 50/20/30.

Thống kê chi tiêu mỗi ngày, mỗi tuần

Trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhớ được tất cả các khoản tiền mà mình cần chi tiêu. Do đó, hãy thường xuyên thống kê lại các khoản tiền mà bản thân đã chi phí và sử dụng. Việc thống kê này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ biết được bản thân có đang chi tiêu quá nhiều tiền cho các khoản không cần thiết hay không. Từ đó, có kế hoạch sử dụng tiền hợp lý hơn.

Tùy theo từng cách tiết kiệm tiền theo tuần mà bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để thống kê chi tiêu mỗi ngày, chẳng hạn như:

  • Ghi chép vào sổ tay cá nhân.
  • Tạo bảng thống kê chi tiêu trên Google Sheet, Excel,…
  • Thống kê các khoản chi tiêu trên các ứng dụng quản lý chi tiêu.
Hãy thường xuyên thống kê lại các khoản chi tiêu cá nhân để quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Đặt định mức chi tiêu mỗi ngày

Cách tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả nhất chính là đặt ra một hạn mức tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần. Chẳng hạn, nếu bạn đặt ngân sách hàng tuần là 700.000 đồng thì hãy cố gắng chỉ tiêu 100.000 đồng mỗi ngày. Trong trường hợp có sự việc khẩn cấp, bạn vẫn có thể linh hoạt sử dụng phần tiền của các ngày khác để chi tiêu. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bản thân vẫn luôn bám sát vào hạn mức của ngân sách đã đề ra.

Bằng cách thiết lập hạn mức cho mỗi ngày, mỗi tuần bạn có thể:

  • Kiểm soát bản thân tốt hơn: Việc biết chính xác hạn mức chi tiêu của bản thân sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng chi tiêu không kiểm soát,
  • Có kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý: Việc đặt ra hạn mức chi tiêu trong các kế hoạch dự chi sẽ giúp bạn sử dụng tiền hợp lý hơn. Qua đó, phân bố tài chính một cách hợp lý cho các khoản chi tiêu cần thiết.
Việc đặt ra định mức chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu cá nhân tốt hơn.
Việc đặt ra định mức chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu cá nhân tốt hơn.

Tạo thói quen tiết kiệm cho bản thân

Không phải ai cũng thành công ngay trong những kế hoạch tiết kiệm đầu tiên. Hầu hết mọi người đều vẫn sẽ chi tiêu quá hạn mức, vượt khỏi kế hoạch không ít lần kể cả khi đã lập danh sách các khoản dự chi trước đó. Do vậy, hãy tạo một thói quen tiết kiệm tiền cho bản thân thay vì quá cứng ngắc với các kế hoạch chi tiêu.

Trong đó, ta có một Tip là người mới học là bạn có thể học cách tiết kiệm tiền theo tuần, tiết kiệm tiền lẻ, bắt đầu với các kế hoạch tiết kiệm tiền ngắn hạn để tạo thói quen tiết kiệm cho bản thân. Sau đó mới lên kế hoạch tiết kiệm tiền dài hạn với các mục tiêu tài chính lớn hơn.

Hãy bắt đầu với các kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn để tạo thói quen tiết kiệm cho bản thân.
Hãy bắt đầu với các kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn để tạo thói quen tiết kiệm cho bản thân.

Giảm thiếu những chi tiêu không cần thiết

Thực tế có rất nhiều người thường vô tình lướt qua các trang thương mại điện tử và chốt hạ những món đồ Sale không cần thiết. Bởi, phần lớn mọi người đều nghĩ đó là món hời và lo sợ rằng mình sẽ không thể có được mức giá như vậy vào lần sau. Nhưng, đây thực chất lại là một khoản chi tiêu không cần thiết mà bạn cần kiểm soát. Do vậy, hãy lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng để giảm thiểu các khoản chi tiêu không cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng “quy tắc 7 ngày” để hạn chế việc mua sắm không cần thiết. Quy tắc này có nghĩa là, hãy suy nghĩ về món đồ mà bạn muốn mua trong vòng 7 ngày trước khi quyết định mua nó. 

Hãy lên kế hoạch dự chi rõ ràng để giảm thiểu việc chi tiêu không cần thiết.
Hãy lên kế hoạch dự chi rõ ràng để giảm thiểu việc chi tiêu không cần thiết.

Sử dụng ứng dụng hỗ trợ thống kê chi tiêu và tiết kiệm tự động

Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ thống kê, quản lý chi tiêu và tiết kiệm tự động có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho kế hoạch tiết kiệm của bạn. Đặc biệt là khi những ứng dụng này đều sở hữu nhiều tính năng tiện lợi như:

  • Hỗ trợ ghi chép chi tiêu tự động: Một số ứng dụng quản lý chi tiêu hiện nay có cho phép kết nối với thẻ của bạn để tự động thống kê lại các khoản đã chi. Hoặc, bạn cũng có thể tự ghi chép các khoản chi tiêu của mình ngay trên các ứng dụng này. Đây là một cách tiết kiệm tiền theo tuần rất hiệu quả.
  • Khả năng theo dõi tiện lợi: Các ứng dụng quản lý chi tiêu đều có khả năng tự động thống kê các khoản chi để người dùng có thể theo dõi một cách tiện lợi nhất. Điều này cũng giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các thói quen chi tiêu của bản thân.
  • Thiết lập ngân sách và đưa ra cảnh bảo: Nhiều ứng dụng quản lý cho phép người dùng thiết lập ngân sách hàng tuần hay ngân sách hàng tháng cho mỗi khoản dự chi. Nếu số tiền chi vượt quá các khoản ngân sách này, người dùng sẽ nhận được thông báo để điều chỉnh lại hoạt động chi tiêu và cách tiết kiệm tiền theo tuầncủa bản thân.
  • Tạo biểu đồ tự động, ghi nhớ các khoản chi và phân tích: Bạn có thể tận dụng khả năng quản lý của các ứng dụng này để ghi chép và phân tích hoạt động chi tiêu của bản thân. Từ đó, giảm thiểu việc chi tiêu vào các khoản không cần thiết cho tháng sau.
Tận dụng ứng dụng để tiết kiệm tiền theo tuần
Rất nhiều ứng dụng có thể giúp bạn thống kê, ghi chép và quản lý chi tiêu của bản thân ngay trên điện thoại.

Tận dụng các dịp giảm giá lớn để mua sắm

Tiết kiệm là một quá trình dài hạn yêu cầu nhiều sự kiên trì và tính kỷ luật. Do đó, việc tận dụng các đợt giảm giá lớn như Black Friday, Cyber Monday để đi mua sắm là một cách tiết kiệm tiền theo tuần thông minh. Việc tận dụng các dịp lễ lớn này có thể giúp bạn nhận được nhiều món hời và mua sắm với mức giá ưu đãi hơn so với dịp thông thường. 

Tuy nhiên, hãy lập danh sách trước cho những món đồ cần mua và tạo một định mức ngân sách nhất định cho mỗi dịp mua sắm để tránh chi tiêu quá mức nhé. 

Tận dụng các ngày lễ lớn để mua sắm nhằm mục đích tiết kiệm
Hãy tận dụng các ngày lễ giảm giá lớn để mua sắm thỏa thích hơn nhé.

Hạn chế việc thanh toán bằng thẻ 

Xét về góc độ tâm lý học, việc thanh toán bằng thẻ thường xuyên sẽ tạo cho mọi người cảm giác ví tiên của họ còn nguyên, điều này khiến việc quản lý chi tiêu trở nên khó khăn hơn. Do vậy, một nguyên lý tiết kiệm tiền được rất nhiều người sử dụng đó chính là hạn chế việc thanh toán bằng thẻ tại các khu vực mua sắm, khu trung tâm thương mại,…

Đối với các kế hoạch chi tiêu theo tuần, theo ngày, hãy ưu tiên sử dụng tiền mặt. Việc mang theo tiền mặt trong ví sẽ giúp bản thân bạn có nhận thức tốt hơn với các định mức dự chi mà mình đã đặt ra. Qua đó, các kế hoạch tiết kiệm tiền và quản lý chi tiêu cũng được đảm bảo hơn.

Sử dụng tiền mặt thay cho thẻ để tiết kiệm tiền theo tuần
Hãy sử dụng nhiều tiền mặt thay cho thẻ thanh toán để tiết kiệm dễ dàng hơn.

Thanh lý những đồ dùng không còn sử dụng

Nếu bạn từng là một người “nghiện mua sắm”, hay đơn giản là có rất nhiều đồ dùng cũ lâu không sử dụng hãy lên kế hoạch để thanh lý bớt chúng. Ngoài thị trường có rất nhiều cửa hàng đồ cũ có nhận ký gửi mà bạn có thể liên hệ để hỗ trợ thanh lý những món đồ không còn sử dụng. Các cửa hàng này luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn là những món đồ đó còn sử dụng tốt.

Việc thanh lý bớt đồ dùng không còn sử dụng sẽ giúp bạn có thêm một khoản ngân sách nhỏ để phục vụ cho các công việc khác. Không chỉ vậy, các hoạt động trao đổi đồ cũ cũng có thể đem lại nhiều món lời cho mọi người. Đặc biệt là khi người mua có thể sắm được nhiều món đồ giá trị cao với giá tốt mà không phải trả thuế VAT, còn người bán thì có thể thanh lý bớt nhà kho của mình.

Thanh lý các món đồ cũ cũng là cách tiết kiệm theo tuần
Việc thanh lý, trao đổi các món đồ cũ có thể đem lại nhiều món hời cho cả người bán và người mua.

Tận dụng các đồ dùng có thể tái sử dụng

Tận dụng đồ cũ để tái sử dụng là một cách thông minh để tiết kiệm tiền và giảm thiểu lượng rác thải xả ra môi trường. Thay vì bỏ nhiều tiền ra để mua sắm những món đồ không cần thiết, hãy tái sử dụng đồ cũ trong nhà vào những công việc có ích khác. Chẳng hạn như:

  • Tái sử dụng đồ gia dụng: Nếu có chú ý, bạn sẽ nhận ra rất nhiều đồ gia dụng có thể sử dụng lại với mục đích sử dụng khác. Ví dụ như các loại hộp đựng, lon nhôm, chai lọ đều có thể tái sử dụng làm vật dụng lưu trữ đồ đạc trong bếp.
  • Sửa chữa đồ hỏng: Đối với nhiều đồ điện tử lâu năm bị hỏng nhẹ, bạn có thể dễ dàng sửa chữa chúng dễ dàng với chi phí rất rẻ. Do đó, thay vì mua mới, hãy đem những món đồ này đi sửa chữa để sử dụng thêm một thời gian.
  • Biến đồ cũ thành đồ mới: Đối với nhiều loại quần áo cũ thay vì vứt đi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng làm các loại khăn lau, làm ổ cho thú cưng hay một vài món đồ chơi nhỏ trong nhà cho vật nuôi của bạn,…
  • Tái sử dụng vật liệu xây dựng: Trong trường hợp cần tu sửa lại căn nhà, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn sử dụng vật liệu cũ như gạch, gỗ, kim loại từ công trình trước đó để tận dụng. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản kinh phí lớn cho ngân sách của mình.
Có rất nhiều món đồ có thể tái sử dụng để phục vụ cho các công việc khác.

Giảm thiểu những khoản chi tiêu bắt buộc

Những khoản chi tiêu bắt buộc, chi tiêu thiết yếu thường là những khoản tiền không đổi, dù không muốn nhưng bạn vẫn sẽ phải bỏ ra. Song, một số khoản chi tiêu này vẫn có thể được tối giản để phục vụ cho các mục tiêu tiết kiệm. Chẳng hạn như:

  • Chi phí ăn uống: Nếu chi phí ăn uống của bạn trên 20% tổng thu nhập và bạn là người thường xuyên ăn ngoài. Hãy tối giản khoản chi phí này bằng cách tập nấu ăn tại nhà. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn mỗi tháng mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bản thân.
  • Tiền điện nước: Tiết kiệm điện nước luôn là câu chuyện được mà chúng ta được dạy từ nhỏ. Vì vậy, thay vì tiêu xài quá thoải mái, bạn có thể tận dụng một số Tip để tiết kiệm tiền sinh hoạt, như không bật điều hòa dưới 24 độ, thường xuyên kiểm tra đường nước để tránh rò rỉ,…
  • Chi phí đi lại: Nếu bạn là người đi làm trên một tuyến đường cố định, đặc thù công việc không cần di chuyển quá nhiều, việc thi thoảng di chuyển bằng các phương tiện công cộng cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền kha khá.

Biết rằng những khoản chi tiêu bắt buộc là những khoản tiền tối thiểu mà mọi người đều phải sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm túc với các kế hoạch tiết kiệm của mình, việc giảm thiểu các khoản chi tiêu này vẫn hoàn toàn có thể.

Giảm thiểu chi tiêu là cách để tiết kiệm theo tuần hiệu quả
Một số khoản tiền bắt buộc vẫn có thể tối ưu để phục vụ cho mục tiêu tiết kiệm.

Tiết kiệm tiền lẻ hàng ngày

Nếu bạn đã quen với các kế hoạch dự chi cho mỗi tuần, mỗi ngày hay mỗi tháng bạn sẽ nhận ra đôi khi bản thân không hề tiêu hết các định mức mà bản thân đặt ra. Khi này, việc giữ lại số tiền lẻ hàng ngày là một cách hiệu quả để tích lũy tiền và quản lý tài chính cá nhân. Đặc biệt là khi các khoản tiền lẻ hàng ngày có thể tích lũy thành một khoản tiết kiệm đáng kể sau một thời gian dài.

Để bắt đầu, bạn có thể sử dụng một vài hộp ống heo tiết kiệm để nhét tiền lẻ mỗi ngày của mình vào đó. Một thời gian sau, bạn sẽ bất ngờ với số tiền rảnh rỗi mà mình đã dành được.

Sử dụng ống heo  là cách tiết kiệm tiết kiệm tiền theo tuần
Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền lẻ hàng ngày bằng cách bỏ chúng vào các ống heo tiết kiệm.

Phân bổ chi tiêu hợp lý

Phân chia theo nguyên tắc 4 chiếc hộp

Là một nguyên tắc phân bố chi tiêu được phổ biến khá rộng rãi, nguyên tắc 4 chiếc hộp có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho kế hoạch tiết kiệm theo tuần của bạn. Đặc biệt, nếu là người có thu nhập cố định, bạn có thể tận dụng nguyên tắc 4 chiếc hộp theo cách sau:

  • Hộp tiền thứ 1 là 50%: Đây sẽ là hộp tiền dành cho những khoản chi tiêu bắt buộc và phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu.
  • Hộp tiền thứ 2 là 15%: Đây là hộp tiền dành cho việc vui chơi, giải trí, làm đẹp giúp bạn tận hưởng cuộc sống của mình.
  • Hộp tiền thứ 3 là 15%: Đây là hộp tiền tiết kiệm đề phòng thất nghiệp. Mặc dù không lớn nhưng đây sẽ là số tiền dự trù để bạn sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới.
  • Hộp tiền thứ 4 là 20%: Quỹ tiết kiệm dài hạn, sử dụng để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính lớn mà bạn đang hướng tới.

Ứng dụng nguyên tắc 20/80

Giống như nguyên tắc 4 hộp tiền, nhưng đối với những người có thu nhập còn khiêm tốn hơn, bạn cũng có thể ứng dụng nguyên tắc 20/80 để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm của mình. Trong đó:

  • 20% tổng thu nhập sẽ được sử dụng để gửi tiết kiệm dài hạn.
  • 80% tổng thu nhập còn lại sẽ chính là khoản chi phí hàng tháng mà bạn cần sử dụng để chi trả cho các khoản chi tiêu thiết yếu.

Xác định các khoản chi ưu tiên

Để có được các kế hoạch tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả, bạn cần xác định rõ đâu là khoản chi tiêu cần thiết, đâu là khoản chi tiêu thiết yếu và đâu là những khoản chi tiêu có thể cắt giảm. Dựa vào đây, bạn sẽ lập kế hoạch tiết kiệm theo tuần hiệu quả hơn.

Trong đó, ta sẽ có những khoản chi tiêu ưu tiên cần chú ý như:

  • Tiền thuê nhà, trả góp chung cư.
  • Tiền sức khỏe.
  • Tiền đầu tư cho giáo dục,…

Sử dụng quy tắc “24 giờ”

Đối với nhiều người, họ thường có xu hướng không để tâm hay suy nghĩ quá kỹ càng khi muốn mua những món đồ đắt đỏ. Vì vậy, để tránh tốn quá nhiều ngân sách cho những đồ dùng không cần thiết và quyết định mua bán bốc đồng, bạn có thể áp dụng Quy tắc 24 giờ. Quy tắc này có nghĩa là, đối với những mặt hàng quá đắt tiền, hoặc không thiết yếu, bạn hãy suy nghĩ về nó trong ít nhất 24 giờ trước khi quyết định mua sắm.

Sau khoản thời gian đó, cảm xúc của bạn thường sẽ ổn định lại và bạn có thể biết được đó có thực sự là món đồ “cần” không hay chỉ là một món đồ “muốn”. Mặc dù khó tin nhưng đây là một nguyên tắc chi tiêu phổ biến được rất nhiều người áp dụng cho những kế hoạch chi tiêu hay kế hoạch tiết kiệm theo tuần của bản thân.

Sử dụng quy tắc 24 giờ để tiết kiệm tiền theo tuần
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mua các món đồ mới để đảm bảo hiệu quả của các kế hoạch tiết kiệm tiền theo tuần.

Đầu tư vào các danh mục an toàn, ít rủi ro

Đầu tư vào các danh mục an toàn và ít rủi ro luôn là một trong những cách tiết kiệm tiền được đánh giá cao nhất. Vậy cụ thể, hãy xem xét có những kênh đầu tư an toàn nào mà bạn nên chú ý nhé.

  • Đầu tư vào bản thân: Đầu tư vào bản thân bằng cách tham gia các khóa học và phát triển kỹ năng mới luôn là một khoản đầu tư có lời và có thể đem lại nhiều lợi ích cho bạn trong tương lai.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng: Các chương trình gửi tiết kiệm với lãi suất ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn mà bạn có thể tham khảo. Đặc biệt là khi bạn có thể lựa chọn giữa rất nhiều chương trình với các mức lãi suất và kỳ hạn gửi tiền linh hoạt.
  • Bảo hiểm: Các chương trình bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ có thể giúp ích rất nhiều trong những trường hợp gặp rủi ro tài chính không mong muốn. 
  • Đầu tư vào danh mục giao dịch an toàn, ít rủi ro: Trên thực tế, có rất nhiều danh mục giao dịch cổ phiếu Bluechip, Trái phiếu chính phủ hay quỹ đầu tư đều có rủi ro rất thấp với khả năng đem lại lợi nhuận dài hạn. Bạn có thể tìm hiểu về các danh mục này để tiết kiệm tiền một cách hiệu quả hơn.

Trên đây là Top 16 cách tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả được Tamnhindautu tổng hợp lại. Như bạn đã biết, việc tiết kiệm tiền luôn là một kế hoạch dài hạn yêu cầu nhiều tính thời gian và sự kiên trì. Do vậy, hãy sớm đặt ra các mục tiêu tiết kiệm cụ thể với kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng để nhanh chóng đặt được các mục tiêu lớn trong cuộc sống nhé.

Xem thêm

Liên quan