Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
HomeKiến thức Hệ thống Sonic R với phương pháp PVSRA

[Trading System] Hệ thống Sonic R với phương pháp PVSRA

Share

Ở bài viết trước, TamNhinDauTu đã giới thiệu tới các bạn nội dung cốt lõi của Hệ thống Sonic R, đó là thiết lập Cổ điển. Hãy đọc lại các bài viết đó một lần nữa để chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ các khái niệm cũng như ý tưởng chung của hệ thống. Đó sẽ là bước đệm tốt để chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu phiên bản nâng cấp của hệ thống ưu việt này, với tên gọi phương pháp PVSRA (phân tích Giá – Khối lượng – Hỗ trợ & kháng cự).

Tải về các chỉ báo và template mới nhất cho Hệ thống Sonic R TẠI ĐÂY. Giải nén để có hai thư mục cho biểu đồ đen hoặc trắng chứa các tệp chỉ báo và template. Dán các tệp chỉ báo vào thư mục MT4/MQL4/Indicators. Dán tệp template vào thư mục MT4/templates. Khởi động lại ứng dụng MT4 của bạn. Chi tiết hơn, vui lòng đọc bài viết Hướng dẫn cài đặt chỉ báo, EA, script vào MT4.

1. Các chỉ báo – Hệ thống Sonic R & PVSRA

Đây là các chỉ báo của chúng ta. Để hiển thị tốt nhất, chúng phải được thêm vào biểu đồ theo số thứ tự của chúng.

Sonic_1 Solid Dragon
Chỉ báo này vẽ đường Dragon của hệ thống Sonic R trên biểu đồ. Nó bao gồm tùy chọn hiển thị đường Trend của chúng ta.

Sonic_2 PVA Candles
Chỉ báo này vẽ các nến trên biểu đồ, sử dụng các màu đặc biệt để chỉ định các tình huống Phân tích Khối lượng-Giá đặc biệt.

Sonic_3 Trade Levels
Chỉ báo này thay thế nhu cầu hiển thị các đường mức giao dịch tích hợp trong MT4, làm lộn xộn biểu đồ và không thể tùy chỉnh. Chỉ báo của chúng ta hiển thị các điểm entry và mức giao dịch, mức hòa vốn (BE) và mức TP – SL của bạn. Các đường được mã hóa bằng màu sắc, có dán nhãn (bao gồm nhãn Lãi/Lỗ) giúp biểu đồ trở nên rõ ràng hơn, đồng thời cung cấp nhiều thông tin tốt hơn để giúp bạn quản lý giao dịch của mình.

Sonic_4 Access Panel
Trước đây được gọi là Bảng điều khiển, chỉ báo này cung cấp cho bạn quyền truy cập vào một số tính năng biểu đồ, bao gồm Đồng hồ, dòng giá Bid đặc biệt, hiển thị các Mức, Pivot, Phạm vi đỉnh/đáy đánh dấu cho ngày và tuần, Dấu phân cách và các đường thẳng đứng đặc biệt đánh dấu thời điểm bắt đầu/kết thúc của các thị trường quan trọng trong ngày. Chỉ báo này không chỉ cho phép người dùng tùy chỉnh nhiều tính năng mà còn có quy trình thiết lập quan trọng mà người dùng phải tuân theo, vì vậy hãy đọc Ghi chú cho người dùng!

Sonic_5 FFCAL Panel
Chỉ báo này liệt kê tối đa bốn sự kiện sắp tới có thể ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường, sử dụng code ưu tiên để đảm bảo tốt nhất về “cảnh báo sớm”.

Sonic_6 PVA Volumes
Chỉ báo này hiển thị khối lượng trong cửa sổ phụ đầu tiên của biểu đồ, sử dụng các màu đặc biệt để chỉ định các tình huống Phân tích Giá-Khối lượng đặc biệt.

2. Các template – Hệ thống Sonic R & PVSRA

Đính kèm bên dưới là hai ví dụ về template của chúng ta, một template có nền trắng và template còn lại có nền đen. Sử dụng External Input (đầu vào bên ngoài) cho chỉ báo Access Panel và FFCal, bạn có thể thoải mái tùy chỉnh các template của riêng mình.

3. Giao dịch hệ thống Sonic R và PVSRA

3.1. Giao dịch hệ thống Sonic R

Entry cơ bản cho Hệ thống Sonic R. được gọi là entry “Cổ điển”. Sau entry Cổ điển ban đầu, đôi khi có những cú pullback (hồi giá) tạo cơ hội cho điểm re-entry “Thăm dò”. Có những thời điểm trước khi thiết lập “Cổ điển” hình thành, chỉ riêng hành động giá đã gợi ý cơ hội cho entry “Thăm dò” sớm.

Hai ví dụ về cơ hội entry “Thăm dò” sớm là:

  • Mẫu Đỉnh/Đáy phù hợp theo hướng ngược lại với một sóng lớn vừa hoàn thành gần đây
  • Một cú breakout khỏi vùng nén giá trước khi thiết lập “Cổ điển” hình thành.

Ứng dụng ít rủi ro nhất của Hệ thống Sonic R là sử dụng PVSRA để xác định:

  • Các thực thể di chuyển giá (Nhà tạo lập Thị trường – Market Maker, sau đây gọi tắt là MM) là phe mua hay phe bán.
  • Giá đang di chuyển trong xu hướng tăng hay giảm đó (Chạy để kiếm Lợi nhuận – Run for Profits) hay giá di chuyển theo hướng ngược lại (Xây dựng Vị thế – Position Building).
  • Chỉ giao dịch thiết lập “Cổ điển” và “Thăm dò” khi giá đang di chuyển cùng hướng với trạng thái của các MM, hướng “Chạy để kiếm Lợi nhuận” của họ.

3.2. Phương pháp PVSRA

PVSRA là viết tắt của Price (giá), Volume (khối lượng), Support (hỗ trợ), Resistance (kháng cự) Analysis (phân tích). Mục đích của PVSRA là nhằm:

  • Xác định xem các MM là phe mua hay phe bán.
  • Xác định xem biến động giá đang thuộc quãng “Chạy để kiếm Lợi nhuận” hay “Xây dựng Vị thế”.

Price bao gồm việc xem xét các mẫu hình nến riêng lẻ (ví dụ: Búa, Nhấn chìm… xem “Bí mật entry của Sonic R” tại đây) cũng như bất kỳ mô hình nhìn thấy nào (ví dụ: Vai-Đầu-Vai) và hành động sóng nói chung ( ví dụ: Đỉnh/Đáy cao hơn hoặc Đỉnh/Đáy thấp hơn), lưu ý rằng giá có xu hướng dao động trong các swing 100+, 150+, 200+, 250+ … pip. Nơi giá có thể đạt tại một swing có thể xác định xem biến động giá đang ở trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” hay “Xây dựng Vị thế”.

Volume là số lượng giao dịch trên máy chủ của broker (quy mô tiền tệ không được tiết lộ) và những gì chúng ta đang tìm kiếm là mức tăng đáng kể so với khối lượng trước đó. Biểu đồ M1 rất tuyệt vời để phát hiện nếu hoạt động giao dịch cao hơn đang diễn ra ở các đỉnh hoặc đáy. Biểu đồ M1 không tiết lộ trạng thái của MM liên tục do thời điểm của các tín hiệu mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, khi hoạt động của các MM cung cấp manh mối, chúng sẽ nổi bật nhất theo thời gian thực trên biểu đồ M1.

SupportResistance chủ yếu đề cập đến sự phân chia phần tư giữa các vùng Whole Number, bao gồm vùng Whole Number (cả swing trước đó), Half Number (nửa swing trước đó), và cuối cùng là 1/4 và 3/4 với mức quan trọng theo thứ tự đó. Các khu vực hỗ trợ và kháng cự khác được hình thành bởi hành động giá trong quá khứ cũng cần được xem xét.

Tiền đề đằng sau PVSRA là MM phe Bò thích mua bên dưới Hỗ trợ – Kháng cự quan trọng và MM phe Gấu thích bán trên Hỗ trợ – Kháng cự quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta xác định xem các MM là phe Bò hay Gấu bằng cách tìm hiểu nơi (trên hoặc dưới ngưỡng Hỗ trợ – Kháng cự quan trọng) mà họ đang thực hiện hầu hết các giao dịch của mình. Đây không phải là sự cân nhắc duy nhất, dĩ nhiên rồi, nhưng nó là một điều hữu ích.

Chúng ta cũng cần xác định xem các MM đang ở giai đoạn “Xây dựng vị thế” (giá chạy ngược với trạng thái lệnh) hay “Chạy để kiếm lợi nhuận” (giá chạy theo trạng thái lệnh). Chúng ta muốn giao dịch ở giai đoạn “Chạy để kiếm lợi nhuận”. Sẽ ít rủi ro hơn nếu chúng ta giao dịch cùng hướng với các MM khi họ đang đẩy giá theo hướng đó.

Ví dụ: nếu các MM là phe Bò, thì chúng ta muốn giao dịch mua, nhưng chỉ khi họ đang ở trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” của họ. Chúng ta không muốn giao dịch mua khi các MM phe Bò đang trong giai đoạn “Xây dựng Vị thế”, bởi lẽ chúng ta không thể biết giai đoạn đó sẽ kéo dài bao lâu và càng kéo dài thì giá càng giảm! Hãy xem cách hoạt động của các MM, cách thức và vị trí họ thay đổi trạng thái.

Bắt đầu với sự thay đổi của một xu hướng, ví dụ như một xu hướng mới với giá tăng lên, các MM đã bắt đầu giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” của họ. Các MM tăng giá này đã và đang xây dựng các vị thế mua trong đoạn sau của xu hướng giảm trước đó, và tại bất kỳ mức giá nào trước khi xu hướng tăng mới bắt đầu. Đó là giai đoạn “Xây dựng Vị thế” tăng giá của họ. Các MM tăng giá sẽ tiếp tục thêm lệnh mua trong xu hướng tăng mới. Họ sẽ làm điều này trong thời gian giá hồi xuống, có thể đưa giá xuống dưới Hỗ trợ – Kháng cự quan trọng để mua thêm. Đây là một cơ hội giao dịch mua sớm trong một xu hướng mới khi các MM tăng giá tập trung vào việc mua thêm ở các đáy quãng hồi. Tại một thời điểm trong xu hướng tăng, các MM sẽ chuyển từ giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” tăng giá sang giai đoạn “Xây dựng Vị thế” giảm giá.

PVSRA sẽ bắt đầu hiển thị các MM là giảm giá thay vì tăng giá. Giá vẫn sẽ tăng lên, nhưng các MM gấu hiện đang tập trung vào các mức đỉnh với tư cách là người bán, để chốt lệnh mua và xây dựng lệnh bán. Họ vẫn sẽ tiếp tục mua vào ở các mức đáy để tiếp tục thu lợi khi tiếp tục đẩy giá lên. Và họ sẽ tiếp tục đẩy giá lên để đánh lừa những người mua vào, do đó sẽ có thanh khoản mà các MM gấu cần phải đóng các lệnh mua và mở lệnh bán. Đây là nơi các MM gấu bắt đầu giai đoạn “Xây dựng Vị thế”. Điều đó sẽ tiếp tục cho đến khi giá chạm đỉnh và có thể đi vào giằng co.

Chúng ta không thể biết các MM gấu sẽ đẩy giá lên cao bao nhiêu hoặc trong bao lâu trong giai đoạn “Xây dựng Vị thế” giảm giá, nhưng cuối cùng các MM gấu sẽ giảm giá xuống, mở đầu giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” giảm giá. Các MM gấu sẽ tiếp tục bổ sung lệnh bán theo hướng xu hướng giảm mới. Họ sẽ làm điều này trong quãng giá hồi đi lên, có thể đưa giá lên trên ngưỡng Hỗ trợ – Kháng cự quan trọng để thêm lệnh bán. Đây là một cơ hội giao dịch bán, thời điểm sớm trong một xu hướng giảm mới khi các MM gấu tập trung vào việc thêm lệnh bán ở các đỉnh quãng hồi.

4. Tổng kết

Những người đầu cơ giá lên có thể kéo giá xuống để mua (Xây dựng Vị thế) trước khi họ bắt đầu kéo giá lên để kiếm lời, nhưng ngay cả trong giai đoạn đầu xu hướng tăng (Chạy để kiếm Lợi nhuận), họ lại kéo giá xuống để mua thêm. Cơ hội giao dịch ở đây là mua sớm tại các quãng hồi trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” tăng giá.

Phe gấu có thể tạo xu hướng tăng giá để bán (Xây dựng Vị thế) trước khi họ bắt đầu xu hướng giảm giá để kiếm lời, nhưng ngay cả trong thời kỳ đầu xu hướng giảm (Chạy để kiếm Lợi nhuận), họ kéo giá tăng trở lại để thêm lệnh bán. Cơ hội giao dịch ở đây là bán sớm tại các quãng hồi trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” giảm giá.

Điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần hiểu là, mặc dù chúng ta có thể xác định liệu MM là phe bò hay gấu, nhưng chúng ta không thể biết khi nào họ sẽ hoàn thành việc xây dựng vị thế và kéo giá theo hướng tạo ra lợi nhuận. Để tránh bị mắc kẹt trong một giao dịch theo hướng “Chạy để kiếm Lợi nhuận”, trong giai đoạn “Xây dựng Vị thế” kéo dài theo hướng ngược lại, tốt nhất là nên chờ đợi cơ hội giao dịch sớm ở quãng hồi trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận”.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ không giao dịch “đỉnh và đáy”. Thay vào đó, bạn sẽ thực hiện phân tích mà chúng tôi gọi là PVSRA để xác định xem MM là phe mua hay phe bán, và để xác định vị trí của hành động giá trong các biến động tổng thể trong nhiều ngày, tìm kiếm giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận” tương ứng. Bạn sẽ tìm kiếm một thiết lập “Cổ điển” sớm khi xảy ra pullback trong giai đoạn “Chạy để kiếm Lợi nhuận”.

Trở nên thành thạo với PVSRA cũng giống như trở nên thành thạo với một nghệ thuật. Bạn sẽ mất thời gian để học cách “đọc” những gì biểu đồ nói. Nhưng đây là bản chất để trở thành một nhà giao dịch thành công. Giá, khối lượng và S&R hoàn toàn không liên quan đến nhau và hoàn toàn là ba “kỹ thuật” quan trọng nhất trong giao dịch. Khi bạn học cách kết hợp ba điều này lại với nhau, để xem biểu đồ đang nói gì, bạn sẽ nắm được những gì thực sự quan trọng. Bạn sẽ nắm được cách thị trường thực sự hoạt động! Đây là điều mà các nhà giao dịch phụ thuộc vào chỉ báo không bao giờ nắm vững vì họ quá bận rộn chỉ để tìm kiếm các chỉ báo phái sinh giá / độ trễ giá để “gợi ý” cho họ về tương lai.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Xem thêm

Liên quan